Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Động lực đưa đồng bào DTTS ở Lũng Táo vươn lên thoát nghèo

Vũ Mừng - 18:00, 20/12/2024

Đêm muộn, lửa hãy còn thức trong bếp. Lúc này anh Lúa mới chịu nghỉ tay. Bó cỏ voi được chị Kía cắt trên nương về hồi chiều đã được anh xén thành từng khúc. Anh bảo: Một nửa dành cho bò ăn trực tiếp, phần còn lại chắc phải ủ chua cho ăn dần thôi, không nhỡ sương muối đã phủ trắng trên ngọn cây rồi, ít ngày nữa trời sẽ rét hơn đấy... Nhà nước đã hỗ trợ mình tiền để mua con giống rồi thì mình phải chăm nó cho tốt chứ!

Thôn Pó Sý, xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có 39 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu. 100% là đồng bào dân tộc Mông. Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. HIện nay thôn vẫn còn 21 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo.

Tôi lên thôn Pó Sý, xã Lũng Táo công tác khi những rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương rau xanh um trông như những ô bàn cờ. Trời lạnh quá nên những ngày này không mấy ai ra đường, chỉ có Tổ kiểm tra bảo vệ vật nuôi của xã vẫn miệt mài gõ cửa từng hộ gia đình tuyên truyền các biện pháp chống rét.

Niềm vui của vợ chồng anh Vừ Vả Lúa và chị Thò Thị Kía khi được Nhà nước hỗ trợ kinh phí chăn nuôi bò sinh sản
Niềm vui của vợ chồng anh Vừ Vả Lúa và chị Thò Thị Kía khi được Nhà nước hỗ trợ kinh phí chăn nuôi bò sinh sản

Vừa bước qua bậc hiên, Phó Chủ tịch xã Lũng Táo Khổng Quốc Văn đã ôn tồn hỏi thăm: Vợ chồng nhà Lúa đã mua bạt chống rét cho bò chưa, cặp bò mẹ con có khỏe không, con bê con thế nào rồi?

Đầu tháng 12, thực hiện Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, hộ gia đình anh Vừ Vả Lúa và chị Thò Thị Kía là một trong số 24 trường hợp của thôn Pó Sý được Nhà nước hỗ trợ kinh phí chăn nuôi bò sinh sản.

Anh Lúa kể, cả nhà có 7 nhân khẩu, ngoài người con lớn đã thoát ly gia đình đi làm công ty ở Hà Nam thì chỉ trông vào mấy khoảnh nương. Một vụ trồng hết 6 cân giống. Trồng xong nương ngô rồi chỉ biết nhìn xem cây ngô mọc mầm, chồi lên khỏi hốc đá. Cây ngô ra một lá, hai lá. 

Cây ngô có một đốt, rồi hai đốt... Và lại chờ tới khi nào phải làm cỏ, vun gốc mới lại lên nương. Mà ở đây, một hòn đất phải chen với 3 hòn đá. Nhát cuốc bổ xuống cả cẳng tay trối lên. Cũng chịu khó làm ăn mà cứ nghèo!

Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Táo Khổng Quốc Văn phổ biến chính sách pháp luật cho người dân thôn Po Sý qua Báo Dân tộc và Phát triển
Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Táo Khổng Quốc Văn phổ biến chính sách pháp luật cho người dân thôn Po Sý qua Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày biết gia đình mình có trong danh sách số hộ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua con giống và chăn nuôi bò sinh sản, anh Lúa bàn với vợ: Nhà nước hỗ trợ 17 triệu 550 ngàn đồng là quý lắm rồi. Đằng nào cũng tiện công chăn nuôi, cả nhà cứ gom góp số tiền dành dụm được để mua thêm một con bò nữa.

Thế rồi ngoài con bò mua ở thôn cạnh bên, anh lặn lội ra tận xã Thài Phìn Tủng để dắt về một cặp bò mẹ con nữa. Như vậy là mua 2 được 3, thêm một con của nhà là có 4. Nếu không có sự động viên của cán bộ và sự giúp sức của chính sách, thì biết bao giờ mới có động lực để nuôi những 4 con bò. Cứ chăm sóc tốt, mấy chốc mà thoát nghèo, anh Lúa hồ hởi!

Cán bộ địa phương xã Lũng Táo thăm hỏi động viên gia đình ông Vừ Sính Chá, một trong số 24 hộ dân tại thôn Po Sý được Nhà nước hỗ trợ kinh phí chăn nuôi bò sinh sản vào đầu tháng 12 vừa rồi
Cán bộ địa phương xã Lũng Táo thăm hỏi động viên gia đình ông Vừ Sính Chá, một trong số 24 hộ dân tại thôn Po Sý được Nhà nước hỗ trợ kinh phí chăn nuôi bò sinh sản vào đầu tháng 12 vừa rồi

Ngoài được hỗ trợ kinh phí mua con giống, người dân tại thôn Pó Sý còn được cán bộ địa phương hướng dẫn cách làm chuồng, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi. Anh Lúa kể: Trước đây, người Pó Sý mình có nuôi con gì cũng chẳng tiêm phòng bao giờ đâu. Có chăng mùa Đông thì mới nhốt lại cho khỏi chết rét nhưng giờ chăn nuôi tiến bộ rồi, chỉ mong thời gian tới sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Táo Khổng Quốc Văn chia sẻ: Lũng Táo nằm cách trung tâm huyện Đồng Văn hơn 20km, tỷ lệ hộ nghèo trong xã còn cao. Nhiều năm qua, phần lớn người dân vẫn chỉ biết canh tác, chăn nuôi theo tập quán, sự được mất của mùa màng đều được quyết định bởi… trời! 

Thiếu tính chuyên canh tập trung nên cây trồng, vật nuôi đều không thể trở thành hàng hoá. Thế nên, bài toán để đưa các hộ dân thoát nghèo khiến chính quyền các cấp của huyện Đồng Văn trăn trở suốt nhiều năm qua! Những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719 mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến tích cực.

Những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719 mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Lũng Táo có nhiều chuyển biến tích cực
Những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719 mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của đồng bào DTTS trên địa bàn xã Lũng Táo có nhiều chuyển biến tích cực

Trong giai đoạn 2022-2024, chỉ tính riêng Dự án 2, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, xã Lũng Táo đã thực hiện 11 dự án, với tổng kinh phí trên 7 tỷ 200 triệu đồng, hỗ trợ 274 hộ tham gia, trong đó hộ nghèo là 176, hộ cận nghèo là 83 hộ, hộ mới thoát nghèo là 15 hộ; với tổng số con giống là 499 con. 

Việc triển khai, thực hiện dự án đang từng bước thay đổi tập quán, tư duy trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Đặc biệt, hỗ trợ kinh phí mua giống vật nuôi, góp phần nâng cao đời sống cho hộ nghèo, cận nghèo, từng bước giảm nghèo nhanh, bền vững và đang tạo hiệu ứng và đang tạo hiệu ứng rất tốt trong cộng đồng.

Buổi tối hôm ấy, khi đêm đã muộn, lửa hãy còn thức trong bếp. Lúc này anh Lúa mới chịu nghỉ tay. Bó cỏ voi được chị Kía cắt trên nương về hồi chiều đã được anh xén thành từng khúc. Anh bảo: Một nửa dành cho bò ăn trực tiếp, phần còn lại chắc phải ủ chua cho ăn dần thôi, không nhỡ sương muối đã phủ trắng trên ngọn cây rồi, ít ngày nữa trời sẽ rét hơn đấy... Nhà nước đã hỗ trợ mình tiền để mua con giống rồi thì mình phải chăm nó cho tốt chứ!

Tin cùng chuyên mục
Gặp thanh niên người Gia Rai khởi nghiệp thành công ở vùng đất "chảo lửa"

Gặp thanh niên người Gia Rai khởi nghiệp thành công ở vùng đất "chảo lửa"

Ở buôn Ia Prong (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), anh Kpă Séo (SN 1995, dân Gia Rai) là tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ DTTS dám nghĩ, dám làm để lập thân, lập nghiệp. Đồng thời, tập hợp đoàn viên thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp, góp sức xây dựng buôn làng ngày càng phát triển. Với những đóng góp của mình, anh được lựa chọn là một trong 11 thanh niên tiểu biểu, xuất sắc của cả nước sẽ được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu, xuất sắc lần thứ XI, năm 2024 được tổ chức vào ngày 28/12 tới đây tại Hà Nội.