Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo

Đồng Nai: Đồng bào các tôn giáo, dân tộc tích cực xây dựng quê hương

Minh Thu - 15:07, 31/03/2025

Thời gian qua, triển khai các dự án, chương trình, chính sách dân tộc, đồng bào các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tích cực đóng góp sức người, sức của, chung tay cùng cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xây dựng quê hương.

Công an xã Quang Trung, huyện Thống Nhất cùng thành viên Ban ấp, Ban hành giáo ấp Lam Sơn kiểm tra hệ thống camera an ninh ở một khu vực dân cư được thực hiện từ nguồn xã hội hóa (Ảnh: Sông Thao).
Công an xã Quang Trung, huyện Thống Nhất cùng thành viên Ban ấp, Ban hành giáo ấp Lam Sơn kiểm tra hệ thống camera an ninh ở một khu vực dân cư được thực hiện từ nguồn xã hội hóa. (Ảnh: Sông Thao)


Tích cực đóng góp vào sự phát triển của địa phương

Một trong những kết quả nổi bật của bà con vùng có đạo tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trong xây dựng quê hương, là việc triển khai hiệu quả mô hình Xóm đạo bình yên. Đây là sự tổng hợp của nhiều mô hình từ phong trào thi đua yêu nước trong xây dựng nông thôn mới, như: tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát triển kinh tế, chung tay vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam/dioxin...

Những năm qua, MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức phát động và vận động hội viên, đoàn viên là chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tích cực xây dựng nếp sống văn hóa mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, hạn chế đốt vàng mã… gắn với các phong trào thi đua của các tôn giáo như: Sống “tốt đời, đẹp đạo”, là “công dân tốt của Tổ quốc”, “xây dựng xứ họ đạo bình yên”, “nước vinh, đạo sáng”, “chùa cảnh tinh tiến”. Đặc biệt, đồng bào Công giáo trong tỉnh đã có nhiều cách làm phù hợp với đặc điểm của địa phương, đoàn kết cùng các tầng lớp Nhân dân xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa”.

Ông Vũ Đình TrungPhó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai

Như ở ấp Lam Sơn, xã Quang Trung, nơi có 97% dân số là đồng bào Công giáo. Để việc đưa thông tin đến người dân thuận lợi và thu hút được sự chú ý của giáo dân, Ban ấp đã thực hiện hình thức từ họp giáo dân định kỳ, kết hợp với các buổi sinh hoạt tôn giáo. Khi ấp Lam Sơn được chính quyền địa phương chọn triển khai lắp đặt hệ thống camera an ninh, giáo dân trong ấp tích cực đóng góp để cùng tạo nguồn kinh phí thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát này. Đồng thời, bà con tự nhắc nhau cùng chú trọng giữ gìn an ninh trật tự trong ấp, cung cấp nhiều tin báo tố giác tội phạm đã được chuyển đến cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Thắng, Trưởng ban hành giáo giáo họ biệt lập Thanh Hòa, xã Quang Trung cho biết: “Từ khi có hệ thống camera an ninh do Công an xã thực hiện, bà con thêm an tâm về tình hình an ninh trật tự trong khu dân cư. Những tháng qua tình trạng mất trộm vặt như trước đã giảm đi rất nhiều”.

Còn theo chia sẻ của Linh mục Võ Thành Nhân, Chánh xứ Giáo xứ Thanh Sơn, Trưởng ban Đoàn kết Công giáo huyện Thống Nhất thì, Ban đã vận động chức sắc, đồng bào tín đồ chung sức xây dựng nông thôn mới. Vận động các chức sắc, chức việc, giáo dân đẩy mạnh công tác từ thiện xã hội; Vận động các tổ chức tôn giáo, giáo dân chấp hành tốt quy định của pháp luật, tích cực đóng góp vào sự phát triển của địa phương…

Cũng tại huyện Thống Nhất, thông qua mô hình Xóm đạo bình yên, đồng bào Công giáo vùng Kiệm Tân (gồm 5 xã Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm và Quang Trung) đã chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện các chương trình an sinh xã hội, xây dựng quê hương.

Theo đại diện Công an xã Quang Trung, thực hiện mô hình Xóm đạo bình yên, lực lượng Công an xã đã phối hợp cùng các chức sắc, chức việc tôn giáo tuyên truyền về chính sách pháp luật đến với giáo dân. Việc phối hợp giữa các bên triển khai thuận lợi, nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận của Nhân dân. Nhờ đó, nhiều năm nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn được đảm bảo.

Mô hình “Xóm đạo bình yên” ở xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Mô hình “Xóm đạo bình yên” ở xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn

Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước

Ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, để góp phần cùng các tầng lớp Nhân dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa và lan tỏa nếp sống văn minh, chính quyền xã đã phối hợp chặt chẽ với các giáo xứ, giáo họ và linh mục triển khai các phong trào đến khu dân cư. Trong đó, đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các mô hình, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

Nhờ chung sức, đoàn kết phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới nên thu nhập của người dân xã Xuân Định hằng năm tăng, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được cải thiện. Hiện 100% đồng bào các tôn giáo ở xã đã xây dựng quy ước, hương ước; tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư.

Theo chị Mai Hải Yến, giáo dân ngụ tại xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, thời gian qua đồng bào Công giáo ở Trảng Bom đã phát huy truyền thống đoàn kết, sống “tốt đời - đẹp đạo”. Bà con giáo dân đi đầu, cùng chính quyền thực hiện các phong trào do địa phương phát động. Trong đó, tham gia các mô hình bảo vệ an ninh trật tự, tự nguyện đóng góp, ủng hộ kinh phí để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, phục vụ thuận lợi cho việc đi lại, phát triển sản xuất…

Ông Vũ Đình Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai cho biết: “Những năm qua, MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức phát động và vận động hội viên, đoàn viên là chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tích cực xây dựng nếp sống văn hóa mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, hạn chế đốt vàng mã… gắn với các phong trào thi đua của các tôn giáo như: Sống “tốt đời, đẹp đạo”, là “công dân tốt của Tổ quốc”, “Xây dựng xứ họ đạo bình yên”, “Nước vinh, Đạo sáng”, “Chùa cảnh tinh tiến”.

 Đặc biệt, đồng bào Công giáo trong tỉnh đã có nhiều cách làm phù hợp với đặc điểm của địa phương, đoàn kết cùng các tầng lớp Nhân dân xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa”.

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có gần 150 khu dân cư vùng đồng bào các tôn giáo thành lập khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều mô hình cơ sở tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường đã và đang hoạt động hiệu quả như: Khu nhà đại đoàn kết vệ sinh, sạch đẹp thuộc giáo xứ Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu; Đội nữ dân phòng giữ gìn an ninh trật tự trong vùng đồng bào có đạo” tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất; Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự, huyện Định Quán; Tiếng kẻng an ninh, xã Quảng Biên, huyện Trảng Bom; Xóm đạo bình yên, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc)... Đến nay, 100% khu dân cư có đông đồng bào Công giáo đều đạt danh hiệu ấp, khu phố văn hóa; 99% gia đình Công giáo đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Tin cùng chuyên mục
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.