Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh dự thi môn Ngữ văn đạt 98.58%

Cát Tường - 19:40, 06/08/2021

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trong ngày thi đầu tiên của đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã diễn ra an toàn, nghiêm túc.

Thí sinh dự thi tại Điểm thi Trường THPT Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Thí sinh dự thi tại Điểm thi Trường THPT Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

Kết thúc ngày thi đầu tiên, các thí sinh dự thi đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã hoàn thành 2 bài thi: Ngữ Văn và Toán. 

Theo Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh đăng kí dự thi môn Ngữ văn là 11.446; môn Toán là 11.483 thí sinh.

Tổng số thí sinh đến dự thi môn Ngữ văn là 11.283, đạt tỷ lệ 98.58%; thí sinh đến dự thi môn Toán là 11.304, đạt tỷ lệ 98.44%.

Trong ngày thi đầu tiên, các Hội đồng thi đã thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và đã kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, bảo đảm tổ chức thi an toàn, nghiêm túc.

Theo đánh giá ban đầu của thí sinh, giáo viên và dư luận xã hội, đề thi của các bài thi Ngữ văn, Toán bám sát chương trình THPT, nhất là chương trình lớp 12, phù hợp với chương trình và nội dung dạy học đã tinh giản, có độ phân hóa phù hợp và bảo đảm tương đương với đề thi đợt 1 của Kỳ thi.

Ngày mai, 7/8/2021 buổi sáng, các thí sinh làm bài thi Tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội; chiều thi môn Ngoại ngữ.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.