Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Du lịch

Du Xuân chiêm ngưỡng thiên đường của người Thái miền Tây xứ Nghệ

Lam Anh (t/h) - 21:58, 08/02/2022

Đến với hang Bua bản Na Nhàng (Hồng Tiến), xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An du khách không những chỉ du ngoạn cảnh đẹp thơ mộng của thiên nhiên ban tặng mà còn được thưởng thức những tinh hoa văn hóa (vật thể và phi vật thể) của đồng bào Thái.


Vẻ đẹp hoang sơ của hang Bua (Thẳm Bua) ở Nghệ An
Vẻ đẹp hoang sơ của hang Bua (Thẳm Bua) ở Nghệ An

Hang Bua nằm trên dãy núi đá vôi Phà Én thuộc huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Tên hang gọi theo tên bản nên có tên là hang Bua. Tiếng Thái gọi hang động là thẳm, nên người dân còn gọi tên hang là Thẳm Bua. Hang Bua được hình thành trong quá trình kiến tạo địa tầng cách đây hàng triệu năm, từ thưở trời đất mới khai thiên lập địa, xưa kia ở đây là vùng đất trù phú, người dân được thần núi che chở nên cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc.

Hang Bua là một thắng cảnh tự nhiên gắn với truyền thuyết lịch sử, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào Thái. Đây là nơi giao hòa, gặp gỡ của trời đất; là vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa ban tặng con người. Đặc biệt, rừng Quỳ Châu có nhiều loài hoa, thu hút các loài ong rừng tụ hội về đây xây tổ làm mật. Hương hoa của núi rừng ngày đêm phảng phất bay lan tỏa, tiếng chim kêu, vượn hót, tiếng lá cây xào xạc trước gió,... Tạo nên một một bản nhạc rừng đa âm quyến rũ lòng người và tặng thêm sự lung linh huyền ảo, ký thú, thơ mộng cho Hang Bua như trong huyền thoại.

Hang Bua được tạo bởi hang động núi đá bên trong có những lớp thạch nhũ với hình thụ phong phú đa dạng, kỳ thú và thơ mộng. Có nhiều tầng lắm khoang, sự ly kỳ và huyền ảo có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

Du khách chụp ảnh lưu niệm trong hang Bua.
Du khách chụp ảnh lưu niệm trong hang Bua.

Vào Hang Bua, du khách đi theo hai cửa: Cửa chính vào khoang lớn, cửa phụ vào khoang nhỏ, ngoài cửa chính có tượng hình con ếch (gọi là mè cốp) vào của chính có khối đá khổng lồ như bức tường ngăn cách thế giới bên ngoài với và bên trong huyền bí, đáy hang rộng, bằng phẳng đủ cho cả làng (làng bản) làm nơi hội tụ.

Vào trong khoang lớn ta bắt gặp “Giàn cồng chiêng” được tạo bởi các lớp thạch nhũ sắp xếp tự nhiên đều đặn, chỉ cần gõ nhẹ vào các lớp thạch nhũ này, âm thanh phát ra trầm bổng chẳng khác gì tiếng cồng, chiêng của các làng bản trong ngày hội.

Cùng với giàn cồng chiêng là ông ón lắm “ò ón lăm” ngồi thổi sáo, vào sâu hơn nữa ta bắt gặp “Pô chờ he” (bồ lúa), rồi đến khoang lồng gà (phông hang cày). Từ mặt đất leo lên khoảng 17m, du khách sẽ được chiêm ngưỡng “Choong Nang” gọi là giường tiên, ở tầng 2 của khoang lớn được tạo bởi một phiến đá to, mặt phẳng như giường nằm rộng 3m, 4m trông thật đẹp mắt.

Trong khoang nhỏ (thăm nhỏ) có nghê chầu, rùa đá, áng nặm (chậu nước) và thú vị hơn khi đến với suối tiên, một dòng nước trong veo, mát lạnh chảy từ kẽ đá ra trông thật huyền bí. Ngước mắt lên cao ta bắt gặp những “bầu ngực” đá luôn căng đầy sữa ngày đêm chảy giọt xuống Na ộm, Na nọi (ruộng lớn, ruộng nhỏ) như ban tặng cho con người những dòng nước mát cho đời... trên trần hang các lớp thạch nhũ tạo ra tựa những chùm đèn lồng to nhỏ, những cánh tay khổng lồ, những đầy rồng đang đùa giỡn. Tất cả trong Hang, dù chỉ là bằng đá, thạch nhũ mà vẫn thấy sinh động ly kỳ, thơ mộng, hài hòa tạo cho ta một cảm giác lung linh huyền ảo như đưa du khách vào huyền thoại.

Múa sạp (nhảy sạp) là nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái ở Quỳ Châu và các huyện miền núi.
Múa sạp (nhảy sạp) là nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái ở Quỳ Châu và các huyện miền núi.

Theo tục lệ cổ truyền, cứ mỗi dịp Xuân về, đồng bào Thái vùng Quỳ Châu lại tụ hội về đây mở hội Xuân, đón chào năm mới, lấy niềm tin và sinh khí mới cho những bộ trang phục lộng lẫy sắc màu. Hội thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia: già trẻ, trai gái, đặt biệt đối với các nam thanh, nữ tú, Hang Bua còn là nơi hẹn hò gặp gỡ tình yêu...

Điều trải nghiệm thú vị mà du khách khi đến đây đó là cùng với các mẹ, các chị giới thiệu văn hoá đặc trưng hoa văn của thổ cẩm thái...Về đây, du khách còn được giã gạo bằng tay, được tự mình vào bếp để chế biến các món ăn dân giã của đồng bào Thái. Đặc biệt, được hoà mình trong điệu nhảy sạp, khắc luống rộn ràng, thưởng thức những món ăn độc đáo của người địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.