Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đưa bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm vào hành trình du lịch

T.H - 14:59, 17/07/2024

Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa ra mắt mô hình Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình kết nối với hành trình du lịch di sản văn hóa Chăm tại địa phương. Đây là bộ sưu tập duy nhất còn lại khá đầy đủ của Vương triều Champa được lưu giữ hơn 400 năm qua bởi gia tộc hậu duệ Vua Pô Klong Mơh Nai.


Những đồ vật trong Bộ sưu tập di sản Hoàng Tộc Chăm. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Những đồ vật trong Bộ sưu tập di sản Hoàng Tộc Chăm. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm hội tụ đầy đủ các giá trị về lịch sử ra đời của Vương triều Chăm xưa với trang phục, trang sức, vương miện, vũ khí, đồ ngự dụng trong hoàng cung… Trước năm 1975, bộ sưu tập này được bảo quản kín vì lý do tâm linh, tín ngưỡng, đảm bảo an ninh, an toàn cho di sản và người bảo vệ di sản. Sau khi được xếp hạng Di tích Lịch sử và nghệ thuật quốc gia, đến nay, gia đình hậu duệ Hoàng tộc Chăm đã đồng ý để Bảo tàng tỉnh Bình Thuận thiết kế, trưng bày bộ sưu tập dưới dạng kho mở.

Kho mở Bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm được đặt tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Đây là nhà của gia đình hậu duệ Hoàng tộc Chăm Nguyễn Thị Thềm đang sinh sống. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc, đậm giá trị lịch sử văn hóa dân tộc Chăm, được phân thành 8 nhóm sưu tập gồm: Vương miện vua và hoàng hậu; vũ khí; nhạc khí; đồ thờ tự; vải thổ cẩm và vải có nguồn gốc từ nước ngoài; gốm sứ; giấy và gỗ. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của Vua Pô Klong Mơh Nai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo vào đầu thế kỷ XVII. 

Để phục vụ khách tham quan, Kho mở Bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm được bố trí, trưng bày thành 2 không gian. Một không gian trưng bày hiện vật quý có giá trị về nghệ thuật tôn giáo và kinh tế lớn. Không gian khác trưng bày một số trang phục của vua chúa Chăm có niên đại từ thế kỷ XVII và các sắc phong của vua triều Nguyễn, văn tự bằng chữ Hán, chữ Chăm.

Việc xây dựng mô hình Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình kết nối với hành trình du lịch di sản văn hóa sẽ góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Chăm, tránh nguy cơ bị mai một. Đồng thời, phục vụ đời sống sinh hoạt của cộng đồng và góp phần phát triển du lịch ở Bình Thuận. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.


Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.