Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sản phẩm - Thị trường

Đưa rượu cần Phú Túc thành sản phẩm OCOP

Tiên Sa - 11:35, 17/12/2019

Rượu cần Phú Túc (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) của đồng bào Cơ-tu mang hương vị rất riêng là nhờ sử dụng một số lá cây bản địa và sử dụng nguồn nước suối trong lành, tinh khiết nên rất thơm ngon…

Rượu cần để mời khách trong “Ngày hội toàn dân đoàn kết” thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú (tháng 11-2019)
Rượu cần để mời khách trong “Ngày hội toàn dân đoàn kết” thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú (tháng 11-2019)

Mới đây, chúng tôi có dịp đến thăm cơ sở chế biến rượu cần Cơ-tu của lão nông Lê Văn Nghĩa, 66 tuổi, ở thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng). Ông là người đã kiên trì, quyết tâm “bám trụ” để giữ nghề làm rượu cần truyền thống của người Cơ-tu.

Lão nông Lê Văn Nghĩa cho hay, để làm được rượu ngon, ngoài bí quyết gia truyền, người làm rượu cần phải có những kiến thức căn bản như chọn nếp rẫy ngon; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tinh khiết, không phèn. Men làm rượu phải được lấy nơi có uy tín và thương hiệu. Cụ thể: Nếp được ngâm tối thiểu 12 giờ đồng hồ, rồi sau đó phải vuốt gạo cho trong và sạch để khỏi bị chua. Tiếp theo, hong chung cả nếp và trấu đã được rửa sạch. Sự kết hợp này sẽ giúp gạo và trấu chín đều mới ngon. Cuối cùng, đem nguyên liệu này ra trải nguội và trộn men, rồi ủ từ 12 - 24 giờ ngoài trời, sau đó bỏ vô ché ủ tiếp ít nhất 1 - 18 tháng thì mới uống được... Giá bán hiện nay, tùy theo thể tích, mỗi ché (4 - 6 lít) có giá từ 300.000 đồng trở lên.

Ông Nghĩa nhẩm tính, năm 2018, gia đình ông sản xuất khoảng 1.200 ché các loại, trừ mọi chi phí ông lãi được hơn 50 triệu đồng. Thu nhập đó không hề nhỏ đối với người dân miền núi. Hiện nay, gia đình ông Nghĩa đang tất bật sản xuất những mẻ rượu cần mới. Ông dự kiến sẽ sản xuất 1.000 ché để kịp phục vụ người dân và khách du lịch vào dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Gian hàng bán rượu cần của ông Nghĩa tại thôn Phú Túc
Gian hàng bán rượu cần của ông Nghĩa tại thôn Phú Túc

Theo bà Nguyễn Thị Lý, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phú cho hay, sản phẩm rượu cần Phú Túc sẽ được chính quyền địa phương xây dựng thành sản phẩm OCOP đặc trưng của đồng bào Cơ-tu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bảo tồn những nét đẹp mang giá trị truyền thống của người dân nơi đây.

Điều đáng phấn khởi nữa, là Làng rượu cần Phú Túc nằm trên Quốc lộ14G, là tuyến đường du lịch nối liền với các khu du lịch sinh thái nổi tiếng như Ngầm Đôi, Núi Thần Tài, Suối Hoa, Hòa Phú Thành, Lái Thiêu… nên sản phẩm rượu cần sản xuất ra dễ dàng tiêu thụ.

Sản phẩm “rượu cần Phú Túc” đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đã được tặng danh hiệu “Cúp Vàng thương hiệu chất lượng cao năm 2017”.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.