Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Đức Phổ (Quảng Ngãi): Xây chợ 31 tỷ đồng bỏ hoang… tiểu thương bán hàng tràn làn ở lòng đường

H.Đại - T.Nhân - 08:55, 11/01/2022

Chợ Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được xây dựng khang trang, sạch đẹp theo hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên, tiểu thương vẫn chưa được vào chợ để mua bán vì nhiều lý do. Chợ cũ thì xuống cấp nghiêm trọng, tiểu thương tràn ra đường để buôn bán, gây ách tắc giao thông, làm mất mỹ quan đô thị...

Khu chợ mới Sa Huỳnh đã xây song 3 năm, nhưng vẫn “cửa đóng, then cài”
Khu chợ mới Sa Huỳnh đã xây xong 3 năm, nhưng vẫn “cửa đóng, then cài”

Nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, buôn bán, phục vụ đời sống người dân, Dự án Chợ Sa Huỳnh kết hợp khu nhà ở thương mại dịch vụ tại phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ được chính quyền địa phương phê duyệt xây dựng, với số vốn hơn 31 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2018. Sau khi xây dựng xong, do còn nhiều bất cập, nên khu chợ nằm trong tình trạng “cửa đóng, then cài” cho đến nay.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 8/3/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chấp thuận cho Công ty CP Anh Việt Mỹ đầu tư dự án này, theo hình thức xã hội hóa. Quy mô khu chợ là chợ hạng II, diện tích xây dựng 2.187m2; 1 trệt, 1 lầu; 322 điểm kinh doanh, lượng khách hàng tối đa dự kiến 800 người/lượt. Với tổng vốn dự án lên tới hơn 31 tỷ đồng.

Riêng đối với khu nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ gồm 57 lô đất xung quanh chợ có diện tích 14.440m2; thời gian sử dụng 50 năm kể từ ngày cấp quyết định chủ trương đầu tư. Đến tháng 12/2018, dự án hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2019, nhưng do vướng phải sự phản đối của người dân, cũng như chưa có sự thống nhất từ phía tiểu thương, nên tới giờ, Chợ Sa Huỳnh mới vẫn chưa được đưa vào hoạt động.

Qua tìm hiểu được biết, nguyên nhân chính khiến cho khu chợ mới chưa thể hoạt động, là do một số hộ dân không đồng tình với việc chính quyền cho doanh nghiệp xây chợ ngay trên phần đất mà họ đã hiến, để làm sân vận động nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi thể thao của con em địa phương. 

Một người dân địa phương bức xúc: “Từ khi cho xây Chợ Sa Huỳnh mới đến nay, con em ở địa phương không có sân để đá bóng phải đi tận vào xã Phổ Châu để đá, phải tốn tiền phí. Bà con chúng tôi đã phản ánh lên chính quyền địa phương về sự việc này nhưng nhận được câu trả lời xác đáng".

Tiểu thương tràn ra buôn bán dưới lòng đường gây mất vẻ mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến an toàn giao thông
Tiểu thương tràn ra buôn bán dưới lòng đường gây mất vẻ mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến an toàn giao thông

Đến thời điểm hiện tại, khu chợ cũ đã xuống cấp trầm trọng, trong khi chợ mới xây xong   gần 3 năm nay không mở cửa, nên việc mua bán của các tiểu thương chủ yếu dưới lòng đường, làm mất mỹ quang đô thị, gây ách tắc giao thông. 

Chị Lê Thị Liễu, ở phường Phổ Thạnh cho biết: Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát tại chợ cũ, nên các tiểu thương tràn về mua bán dưới các lòng đường. Trong khi Tết cổ truyền năm 2022 sắp đến, nhu cầu mua bán của người dân là rất lớn, mà chợ cũ thì xuống cấp, đường vào chợ thì hư hỏng, nên chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương mau chóng giải quyết vướng mắc, tạo điều kiện cho người dân vào chợ mới để mua bán.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Lượng,Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh cho biết, việc các tiểu thương mua bán dưới lòng đường và khu chợ mới phường đã nắm bắt và cũng đã cho xử lý. "Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ vận động người dân thống nhất phương án để khu chợ mới sớm đi vào hoạt động”, ông Lượng chia sẻ thêm.

Trong khi chờ chính quyền địa phương giải quyết những vướng mắc xung quanh ngôi chợ mới, thì tiểu thương vẫn tiếp tục buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Quảng Ngãi cần nhanh chóng chỉ đạo các ngành chức năng thị xã Đức Phổ, sớm có phương án, giải pháp để đưa khu chợ mới vào hoạt động, tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư của dân và doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.