Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Gặp những nhân chứng lịch sử

Tào Đạt - 8 giờ trước

Những ngày tháng 4 lịch sử của 50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi may mắn được gặp nhân chứng đã từng đi qua những tháng năm lịch sử hào hùng của dân tộc. Qua những câu chuyện kể của họ, những ngày hào hùng của 50 năm trước như một thước phim quay chậm để thấy rõ, giá trị của hòa bình là mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ, những người con ưu tú của dân tộc.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ (đi đầu) và các Cựu chiến binh Quân đoàn 2 ghé thăm Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất) những ngày đầu tháng 4/2025
Trung tướng Phạm Xuân Thệ (đi đầu) và các Cựu chiến binh Quân đoàn 2 ghé thăm Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất) những ngày đầu tháng 4/2025

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy và ký ức ngày 30/4

Năm nào cũng vậy, mỗi dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy lại tìm về những địa danh, con đường tại TP. Hồ Chí Minh từng in dấu chân bộ đội Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 của ông khi tiến công vào giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Dù đã ở tuổi 94, ông vẫn nhớ từng giờ, từng phút, từng cột mốc lịch sử đã gắn với đời binh nghiệp của mình.

Trong chiều dài ký ức ấy, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy vẫn không thể nén được cảm xúc khi nhớ lại những ký ức về buổi sáng ngày 30/4/1975. Ông còn nhớ như in ngày được lệnh tiến về Sài Gòn. Tất nhiên không riêng gì ông mà tất cả cán bộ chỉ huy, chiến sĩ đều phấn khích trong niềm vui vỡ òa. Được tham gia chiến đấu giải phóng Sài Gòn là vinh dự với mỗi người lính chiến đấu vì Tổ quốc.

Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện thì lúc bấy giờ quân Giải phóng đã tràn vào trong thành phố, không khí náo nức lâng lâng xúc động không tả xiết. Nhân dân bắt đầu đổ ra đường đón quân Giải phóng, tràn ngập cờ hoa. Nhân dân và quân Giải phóng hòa vào nhau trong thành phố”.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ

“Lúc ấy, chặng đường từ Đà Nẵng vào Sài Gòn cả nghìn km nên phải thần tốc tiến vào Sài Gòn nhưng cũng phải phá tan mọi rào cản của quân địch trên đường Nam tiến. Cho nên nhiệm vụ này rất khó khăn. Đã có biết bao đồng chí đồng đội hy sinh trên đường hành quân trước thềm ngày đất nước giải phóng. Thậm chí có những người đã hy sinh trong ngày cuối cùng Sài Gòn hoàn toàn giải phóng”, Thiếu tướng Huy chia sẻ.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy vẫn còn nhớ rất rõ, sáng 30/4, khi nghe được tin giải phóng Sài Gòn thì từ Nam đến Bắc, nhiều người còn chưa bao giờ nghĩ đến sẽ có một ngày như vậy. Ngay chính ông là một người trong cuộc, cũng không nghĩ rằng sự thắng lợi sẽ diễn ra nhanh chóng như thế. Một chiến dịch kéo dài 14 ngày (từ 16 đến 30/4) đã đập tan hệ thống kìm kẹp của đế quốc Mỹ và tay sai để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ và giây phút lịch sử ở Dinh Độc Lập

Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu 1, là người từng trực tiếp tham gia chiến đấu tại các mặt trận lớn tại chiến trường Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trò chuyện với chúng tôi, ông kể: Lúc bấy giờ ông được giao trọng trách là Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy lực lượng đi đầu phối hợp cùng bộ đội xe tăng, thiết giáp của Quân đoàn 2 tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh thẳng vào Dinh Độc Lập.

Đã 50 năm trôi qua, Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu 1, người đã dẫn độ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh từ Dinh Độc lập đến Đài Phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào ngày 30/4/1975 vẫn còn nhớ như in những giây phút lịch sử đó.

“Ngay từ 8 giờ sáng, đoàn quân Giải phóng đã bắt đầu vượt qua cầu Sài Gòn. Lúc bấy giờ quân địch bắt đầu rút khỏi cầu Sài Gòn chạy vào nội đô. Đoàn quân đi đến gần cầu Thị Nghè thì địch bố trí xe bọc thép chốt chặn bên kia cầu. Trong thời gian chiến đấu khoảng 1 giờ, xe bọc thép địch bị xe tăng ta bắn và địch vội vã tháo chạy, nhưng hơn 20 đồng đội của tôi đã hy sinh ở đó”, ông nhớ lại.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy hồi tưởng về những kỷ niệm ngày Sài Gòn được giải phóng
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy hồi tưởng về những kỷ niệm ngày Sài Gòn được giải phóng

Trung tướng Phạm Xuân Thệ chia sẻ, khi quân Giải phóng vượt qua cầu Sài Gòn và tiến thẳng vào Dinh Độc lập, khi chiếc xe tăng thứ 1 và chiếc xe tăng thứ 2 lao vào, húc bật tung cánh cổng Dinh Độc lập, thì chiếc xe Jeep của ông tiến vào Dinh Độc lập với mục đích để cắm cờ. Tuy nhiên ông lại nhận được lệnh chỉ đạo lên phòng nội các của chính quyền Sài Gòn, nơi Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu ngồi ở đó để dẫn độ về Đài Phát thanh Sài Gòn, tuyên bố đầu hàng.

“Lúc bấy giờ tôi cũng không biết ai là Dương Văn Minh, ai là Vũ Văn Mẫu nhưng khi vào đến cửa thì Dương Văn Minh ra đến nơi và nói: “Chúng tôi đã biết quân Giải phóng tiến công vào nội đô, chúng tôi đang chờ quân Giải phóng vào để bàn giao”. Tuy nhiên lúc đó tôi nói rằng các anh là kẻ thất bại, các anh bị bắt làm tù binh, các anh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả. Sau đó tôi yêu cầu Dương Văn Minh phải ra Đài Phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng.

Đúng 11h30 ngày 30/4/1975, từ căn phòng thu âm của Đài phát thanh Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố: “Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ Trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ Trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam”.

Tin cùng chuyên mục
Nơi khởi đầu một con đường huyền thoại

Nơi khởi đầu một con đường huyền thoại

Giữa lòng núi rừng xứ Nghệ, ngay từ thời kháng chiến chống Mỹ, đã có những nhát cuốc đầu tiên hạ xuống khai mở một con đường huyền thoại. Cũng ngay từ lúc ấy, có một cây gỗ lớn dựng lên, thành cột mốc đơn sơ mang tên “Km số 0”…