Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Ghi danh Lễ hội Cổ Loa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

L.Minh - 22:31, 20/01/2023

Hằng năm, cứ sau dịp Tết cổ truyền của dân tộc, thì vào mùng 6 tháng Giêng người dân vùng Bát xã (Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép) cùng thờ chung vua An Dương Vương lại tổ chức Lễ hội Cổ Loa. Lễ hội được bắt đầu từ sáng sớm mùng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Quý Mão.

Lễ hội Cổ Loa được tổ chức từ mùng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức từ mùng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng

Lễ hội Cổ Loa năm nay gắn với sự kiện công bố Lễ hội ghi danh Lễ hội Cổ Loa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và công nhận điểm du lịch Khu di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa.

Đền Cổ Loa hay còn gọi là Thành Cổ Loa được xây dựng dưới thời vua An Dương Vương với bao truyền thuyết ly kỳ và bi tráng của một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta. Nơi đây lưu giữ biết bao giá trị lịch sử từ thời vua An Dương Vương để lại. Theo lời xưa, thì ngày mùng 6 tháng Giêng là ngày vua An Dương Vương nhập cung, sau đó 3 ngày là ngày mùng 9 thì lên ngôi vua và mở hội khao toàn bộ lực lượng quân binh, thế nên người dân cũng tổ chức lễ hội ăn mừng. Lễ hội đền Cổ Loa cũng xuất hiện từ đây và gìn giữ đến tận bây giờ.

Đền Cổ Loa là một chiến tích lịch sử đã chứng kiến một câu chuyện buồn về sự ngu muội của một nàng công chúa quá tin chồng nên đã đẩy để đất nước rơi vào tay giặc và là bài học về sự mất cảnh giác trong một vài thời khắc đã để lại hậu quả khôn lường. Song trải qua thời gian thì đền Cổ Loa vẫn là một niềm tự hào của dân tộc ta.

Lễ hội Cổ Loa luôn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước
Lễ hội Cổ Loa luôn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước

Lễ hội Cổ Loa được tổ chức ở huyện Đông Anh, Hà Nội, vùng đất cách trung tâm Hà Nội gần 17 km về phía Tây Bắc, tương đối thuận lợi cho khách du lịch trong việc di chuyển.

Lễ hội gồm các nghi thức rước, tế lễ theo truyền thống của Bát xã Loa thành (nay là 4 xã: Cổ Loa, Liên Hà, Uy Nỗ, Xuân Canh). Ngoài phần lễ trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính đối với các bậc thánh thần, thì Lễ hội đền Cổ Loa còn có nhiều hoạt động vui hội, như: Cờ người, đu tiên, bắn nỏ, đấu vật, hát tuồng, quan họ, múa rối… và nhiều trò chơi dân gian khác.

Đến nay, Ban Tổ chức Lễ hội đã kiện toàn thành viên, triển khai đầy đủ các nhiệm vụ, đồng thời, ra thông báo đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, tuân thủ theo sơ đồ đã được bố trí, không bán hàng ở lòng đường, vỉa hè, đất công, đất nông nghiệp của các hộ dọc tuyến đường từ ngã ba đường Cổ Loa đến Hồ Đền và tuyến đường từ ngã tư Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa đến chùa Bảo Sơn; thực hiện niêm yết giá, bán đúng giá, không ép giá, không chèo kéo khách hàng...; nghiêm cấm các hình thức cờ bạc, cờ bạc trá hình, như: quay xổ số, chiếc nón kỳ diệu, phi tiêu…; không bày bán các mặt hàng cấm, đồ chơi có tích chất kích động bạo lực…, từ đó bảo đảm tốt an ninh - an toàn Nhân dân và du khách thập phương.

Nghi lễ được mong chờ nhất tại Lễ hội Cổ Loa là rước kiệu Vua
Nghi lễ được mong chờ nhất tại Lễ hội Cổ Loa là rước kiệu Vua

Ban Tổ chức Lễ hội Cổ Loa cũng chú trọng đến việc tạo cảnh quan sạch, đẹp, thông thoáng tại khu di tích trước, trong và sau thời gian diễn ra lễ hội, thông qua việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, khuyến cáo người dân đặt lễ đúng nơi quy định, có phương án bố trí cơ sở vật chất, nhân lực thu gom rác thải hợp lý, hướng dẫn khách tham quan mặc trang phục phù hợp, lịch sự, tổ chức phân luồng giao thông…

Ban Tổ chức Lễ hội Cổ Loa khuyến cáo người dân và khách hành hương thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng. Bên cạnh đó, yêu cầu toàn bộ nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng tại các hàng quán trong khu vực tổ chức lễ hội khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự phải đeo khẩu trang; khuyến khích người tham dự lễ hội, tham quan, hành lễ tại di tích đeo khẩu trang để phòng, chống dịch Covid-19.

Công tác chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này đang được huyện Đông Anh tích cực triển khai thực hiện, nhằm bảo đảm một lễ hội diễn ra trang nghiêm, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, đề cao các giá trị truyền thống, tri ân công đức các bậc tiền nhân có công xây thành và lập nên Nhà nước Âu Lạc.

Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.