Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Gia Lai phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngọc Thu - 07:00, 16/01/2023

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 09/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, với kinh phí dự kiến là 16,38 tỷ đồng.

Các nghệ nhân Tp. Pleiku trình diễn cồng chiêng rộn ràng trên đường phố
Các nghệ nhân Tp. Pleiku trình diễn cồng chiêng rộn ràng trên đường phố

Mục tiêu chung của Đề án là bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, xu thế hội nhập quốc tế và gắn với phát triển du lịch địa phương; quảng bá rộng rãi về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai đến bạn bè trong và ngoài nước.

Cụ thể, Đề án hướng đến 4 mục tiêu: Thống kê được số liệu bộ cồng chiêng hiện có, nghệ nhân thực hành trình diễn cồng chiêng, nghệ nhân chỉnh chiêng, bài nhạc cồng chiêng truyền thống…; xây dựng được 6 mô hình “nhà rông - bến nước” truyền thống của dân tộc Ba Na, Gia Rai; phục dựng một số lễ hội truyền thống có sử dụng cồng chiêng của người Ba Na, Gia Rai trên địa bàn tỉnh; việc thực hành trình diễn cồng chiêng được duy trì thường xuyên ở các làng dân tộc Ba Na, Gia Rai trên toàn tỉnh.

Đề án nhằm quảng bá rộng rãi về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai đến bạn bè trong và ngoài nước
Đề án nhằm quảng bá rộng rãi về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai đến bạn bè trong và ngoài nước

Đề án có 8 nội dung, dự án thành phần, gồm: Dự án điều tra, khảo sát về cồng chiêng và người thực hành cồng chiêng trên địa bàn toàn tỉnh; Dự án phục dựng một số nghi lễ, lễ hội có sử dụng cồng chiêng của dân tộc Ba Na, Gia Rai trên địa bàn tỉnh; Dự án tổ chức các lớp truyền dạy đánh chiêng, chỉnh chiêng cho người Ba Na, Gia Rai trên địa bàn tỉnh; Tổ chức lớp tập huấn, hội thảo khoa học về cồng chiêng kết hợp triển lãm ảnh về sinh hoạt cộng đồng có sử dụng cồng chiêng; Tổ chức liên hoan cồng chiêng khu vực và Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai 2 năm/lần...

Đề án có kinh phí dự kiến là 16,38 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển, vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn huy động xã hội hóa, vốn các địa phương có dự án triển khai và các nguồn vốn khác. UBND tỉnh giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan triển khai thực hiện Đề án và các nhiệm vụ được giao.

Tin cùng chuyên mục
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…