Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Gia Lai sẽ xây dựng 6 mô hình Nhà rông - Bến nước truyền thống của dân tộc Ba Na, Gia Rai

Ngọc Thu - 10:51, 01/02/2023

Là một trong các nội dung, dự án thành phần thuộc Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, Dự án khôi phục Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ được tỉnh Gia Lai triển khai xây dựng 6 mô hình, gồm 6 nhà rông truyền thống và 6 bến nước truyền thống; mỗi năm xây dựng 2 mô hình, bắt đầu từ năm 2023.

Đồng bào Gia Rai tại làng Ốp, Tp. Pleiku rộn ràng tổ chức lễ cúng nhà rông mới
Đồng bào Gia Rai tại làng Ốp, Tp. Pleiku rộn ràng tổ chức lễ cúng nhà rông mới

Theo đó, dự kiến xây dựng 3 mô hình Nhà rông - Bến nước ở các địa phương có dân tộc Ba Na sinh sống gồm huyện Chư Păh, Kbang, Kông Chro; 3 mô hình Nhà rông - Bến nước ở các địa phương có dân tộc Gia Rai sinh sống gồm huyện Đức Cơ, Ia Grai và Tp. Pleiku. Việc xây dựng nhà rông và bến nước phải phù hợp với bản sắc văn hóa địa phương, sử dụng vật liệu tại chỗ, truyền thống, không tốn quá nhiều kinh phí cho đầu tư xây dựng và phải là điểm đến thu hút du lịch sau khi đưa vào sử dụng.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc tỉnh, Bảo tàng tỉnh, UBND cấp huyện, xã, thành phố cùng phối hợp triển khai thực hiện.

Trong những năm gần đây, do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, văn hóa và lối sống hiện đại, nên nghi lễ truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng (nhà rông, bến nước, nương rẫy, nhà mồ, rừng…) đang bị mất dần trong đời sống cộng đồng các dân tộc tại Gia Lai. Ngoài ra, một số gia đình đồng bào dân tộc tại chỗ chuyển đổi từ tín ngưỡng dân gian truyền thống sang tôn giáo mới đã bỏ các lễ hội, cồng chiêng, phong tục tập quán cộng đồng... Mặt khác, sự phát triển của các loại hình truyền thông hiện đại đã tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vì vậy, việc xây dựng Nhà rông - Bến nước góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Gia Lai, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, xu thế hội nhập quốc tế và gắn với phát triển du lịch địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.