Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Gia Lai: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS

THÙY DUNG - LÊ HƯỜNG - 14:45, 08/10/2019

Việc nâng cao tiếng Việt cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh DTTS là chìa khóa nền tảng giúp các em nắm vững được các môn học khác. Tuy nhiên, trong các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai, công tác giảng dạy vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã có nhiều giải pháp giúp các em học sinh hứng thú với môn học, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc đọc sách, báo ngoài giờ tại Trường Tiểu học Kim Đồng cũng là giải pháp nâng cao tiếng Việt cho các em.
Việc đọc sách, báo ngoài giờ tại Trường Tiểu học Kim Đồng cũng là giải pháp nâng cao tiếng Việt cho các em.

Năm học 2018-2019 toàn tỉnh Gia Lai có 82.477 học sinh DTTS, chiếm 50,5%. Với mục tiêu phấn đấu hằng năm có 100% học sinh DTTS được tăng cường tiếng Việt; 95% học sinh DTTS hoàn thành chương trình, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt cấp tiểu học; phấn đấu đến năm 2025, 100% học sinh DTTS bảo đảm chuẩn về chất lượng để học tốt chương trình THCS, tỉnh Gia Lai đã thực hiện “Đề án tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS.

Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Ia Le, huyện Chư Pưh có 34 lớp thuộc 8 điểm trường với 847 học sinh, trong đó có 680 là người đồng bào DTTS, thuộc nhiều thành phần dân tộc. Đặc thù của học sinh DTTS chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ nên khả năng đọc, viết, nói bằng tiếng Việt còn hạn chế. Nhiều năm qua, cán bộ giáo viên nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động dạy và học để giúp nâng cao chất lượng tiếng Việt cho các em.

Thầy Huỳnh Trọng Cang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng cho biết: Nhà trường đã tổ chức các lớp hội nhập có học sinh người Kinh và các em học sinh DTTS để tăng cường môi trường tiếng Việt. Ngoài giờ học chính khóa, các giáo viên trong trường dạy thêm 15 phút đầu giờ, tổ chức dạy thêm cho các em học sinh vào thứ Bảy, Chủ nhật. Xây dựng thư viện xanh, thư viện góc lớp để các em đọc thêm sách để tăng cường tiếng Việt.

Tạo điều kiện để các em vui chơi giao lưu tiếp xúc tiếng Việt nhiều hơn.
Tạo điều kiện để các em vui chơi giao lưu tiếp xúc tiếng Việt nhiều hơn.

Với đặc thù 95% học sinh DTTS, nhiều năm qua Trường Tiểu học A Dơk xã A Dơk, huyện Đăk Đoa đã xây dựng các mô hình dạy và học để nâng cao chất lượng học sinh, như: Tổ chức học sớm 2 tuần với các em học sinh lớp 1 để tăng cường tiếng Việt cho các em; giảm thời lượng một số bộ môn phụ để tăng thời lượng dạy cho môn Tiếng Việt; vận động cha mẹ học sinh cho các em đến trường để tham gia lớp phụ đạo miễn phí vào buổi chiều; tổ chức các cuộc thi giao lưu tiếng Việt giữa các khối lớp và chọn ra những học sinh tiêu biểu để tham gia giao lưu tiếng Việt giữa các cụm trường với nhau; xây dựng thư viện xanh, thư viện góc lớp, tăng đầu sách cho các em học sinh để các em được tiếp xúc với tiếng Việt nhiều hơn…

Khó khăn khác hiện nay là, trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ có khoảng 20% giáo viên thành thạo nói và viết được tiếng địa phương trong khi học sinh DTTS đông.

Theo ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở Giáo dục và Đào tạo): “Để giúp học sinh DTTS nắm vững tiếng Việt, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục triển khai tăng cường năng lực quản lý dạy và học tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS; phát triển nguồn học liệu, trang thiết bị và đồ dùng học tập tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh DTTS; thực hiện dạy tập nói tiếng Việt cho học sinh mầm non lên tiểu học theo tài liệu “Em nói tiếng Việt” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành…”. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.