Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Gia Lai trình diễn, đồng diễn “Áo dài Việt - Hương sắc Tây Nguyên”

Ngọc Thu - 09:58, 08/03/2023

Tối 7/3, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã tổ chức chương trình trình diễn, đồng diễn “Áo dài Việt - Hương sắc Tây Nguyên”. Tham gia chương trình có 340 hội viên phụ nữ đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.

Phần trình diễn “Áo dài Việt - Hương sắc Tây nguyên” với sự tham gia của 40 hội viên phụ nữ các đơn vị trên địa bàn tỉnh
Phần trình diễn “Áo dài Việt - Hương sắc Tây nguyên” với sự tham gia của 40 hội viên phụ nữ các đơn vị trên địa bàn tỉnh

“Áo dài Việt - Hương sắc Tây nguyên” là chủ đề của “Tuần lễ áo dài” do Hội LHPN tỉnh Gia Lai phát động, nhằm giữ gìn, tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai với Áo dài - di sản văn hóa Việt Nam. Đồng thời, khẳng định vị thế, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội hiện nay. Đây là cũng là hoạt động ý nghĩa thiết thực hướng tới kỷ niệm 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2023) và 48 năm Ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975 - 17/3/2023).

“Áo dài Việt - Hương sắc Tây nguyên” là chủ đề của “Tuần lễ áo dài” do Hội LHPN tỉnh Gia Lai phát động nhằm giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai
“Áo dài Việt - Hương sắc Tây nguyên” là chủ đề của “Tuần lễ áo dài” do Hội LHPN tỉnh Gia Lai phát động nhằm giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Phát biểu khai mạc, bà Rơ Chăm H’Hồng - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tỉnh Gia Lai cho biết: “Qua bàn tay kéo léo của những nữ nghệ nhân Ba Na, Gia Rai của tỉnh Gia Lai đã đưa họa tiết thổ cẩm lên tà áo dài với các hoa văn truyền thống của dân tộc mình một cách sống động, bắt mắt; vừa mang vẻ đẹp mộc mạc và huyền bí của thổ cẩm, nhưng vẫn giữ được nét uyển chuyển, thướt tha của tà áo dài Việt Nam. Tôi mong muốn phụ nữ Gia Lai sẽ cùng với phụ nữ cả nước gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua hình ảnh chiếc áo dài, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo để vừa tôn vinh trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam vừa tôn vinh sắc màu thổ cẩm nét đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên”.

Phụ nữ Gia Lai bước đi nhẹ nhàng, thướt tha trong tà áo dài truyền thống
Phụ nữ Gia Lai bước đi nhẹ nhàng, thướt tha trong tà áo dài truyền thống

Mở đầu chương trình là phần trình diễn áo dài của 40 người mẫu không chuyên đại diện cho hội viên phụ nữ toàn tỉnh. Trong tà áo dài truyền thống, phụ nữ Gia Lai tự hào, dịu dàng thể hiện những bước đi uyển chuyển, thu hút ánh nhìn của hàng trăm khán giả.

Hội viên phụ nữ đơn vị Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Gia Lai tự tin trình diễn trang phục áo dài truyền thống
Hội viên phụ nữ đơn vị Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Gia Lai tự tin trình diễn trang phục áo dài truyền thống

Đặc biệt,  “Trình diễn áo dài thổ cẩm” là phần trình diễn được mong chờ và hấp dẫn với đủ sắc màu rực rỡ nhằm giới thiệu về những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, trong đó có đồng bào DTTS tỉnh Gia Lai. 

“Trình diễn áo dài thổ cẩm” là phần trình diễn được mong chờ và hấp dẫn với đủ sắc màu rực rỡ
“Trình diễn áo dài thổ cẩm” là phần trình diễn được mong chờ và hấp dẫn với đủ sắc màu rực rỡ

Với những bộ áo dài từ chất liệu thổ cẩm của người DTTS Gia Rai, Ba Na qua bàn tay khéo léo của thợ may đã tạo ra những đường cong quyến rũ, dịu dàng, duyên dáng vừa thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, vừa tôn vinh vẻ đẹp dân dã vốn có của người phụ nữ Tây Nguyên.

Phụ nữ Tp. Pleiku mang đến chương trình thông điệp “ Chúng ta đều là anh em một nhà, hoà chung một dân tộc hãy cùng chung tay gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam”
Phụ nữ Tp. Pleiku mang đến chương trình thông điệp “Chúng ta đều là anh em một nhà, hòa chung một dân tộc hãy cùng chung tay gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam”

Trong trang phục áo dài thổ cẩm, phụ nữ Tây nguyên vừa có nét truyền thống nhưng vẫn rất hiện đại. Sự kết hợp này đã tạo nên nét đẹp, dịu dàng, duyên dáng, cổ điển, màu sắc đa dạng của áo dài thổ cẩm, sự phóng khoáng, mang đậm tinh thần của vùng đất, con người Tây Nguyên. Đây cũng là cách để phát huy nghề dệt vải truyền thống, cùng nhau giữ gìn, tôn vinh và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS Tây Nguyên…

Ban tổ chức trao giải thưởng cho 3 hội viên phụ nữ đạt danh hiệu trình diễn, phong cách, trang phục áo dài ấn tượng nhất
Ban tổ chức trao giải thưởng cho 3 hội viên phụ nữ đạt danh hiệu trình diễn, phong cách, trang phục áo dài ấn tượng nhất

Tại chương trình, Ban Tổ chức đã trao 3 giải thưởng cho Hội viên trình diễn áo dài truyền thống đẹp nhất, Trang phục áo dài thổ cẩm đặc sắc nhất và Phong cách trình diễn ấn tượng nhất.

Màn đồng diễn “Áo dài Việt - Hương sắc Tây Nguyên” ấn tượng, sôi động của 340 hội viên phụ nữ tỉnh
Màn đồng diễn “Áo dài Việt - Hương sắc Tây Nguyên” ấn tượng, sôi động của 340 hội viên phụ nữ tỉnh

Kết thúc chương trình là màn đồng diễn “Áo dài Việt - Hương sắc Tây Nguyên” ấn tượng với những bước nhảy sôi động của 340 hội viên phụ nữ trong tà áo dài truyền thống nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021 - 2030. Qua đó, tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho phụ nữ, xây dựng hình ảnh người phụ nữ Gia Lai thời kỳ mới.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.