Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giá rét kỷ lục ở Nhật, Hàn: Người dân chật vật chống đỡ

Nguyệt Anh - 14:49, 01/02/2023

Nhiều gia đình Việt ở Hàn Quốc, Nhật Bản khổ sở khi đường ống nước đóng băng, chi phí sưởi ấm tăng vọt giữa đợt lạnh giá kỷ lục tấn công Đông Bắc Á.

Tuyết phủ kín xe cộ ở thành phố Yonago, tỉnh Tottori, Nhật Bản
Tuyết phủ kín xe cộ ở thành phố Yonago, tỉnh Tottori, Nhật Bản

Tại Nhật Bản

Các nước Đông Bắc Á, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, từ tuần trước hứng chịu đợt giá rét kỷ lục. Nhiệt độ xuống thấp nhất trong vòng một thập kỷ, kết hợp với bão tuyết, gây rối loạn giao thông và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.

Giao thông trên khắp nước Nhật rơi vào hỗn loạn tuần trước, khi thời tiết lạnh giá khắc nghiệt tấn công, khiến 46 trên 47 tỉnh thành ghi nhận mức nhiệt âm độ vào ngày 25/1. Không chỉ ngành hàng không bị ảnh hưởng, nhiều chuyến tàu cao tốc Shinkansen và tàu điện địa phương cũng bị gián đoạn.

Đợt giá rét trở nên tồi tệ hơn vì gió lớn. Cơ quan khí tượng ở Rausu, Hokkaido, có lúc ghi nhận vận tốc gió hơn 130 km/h. Thời tiết rất lạnh, tuyết kèm gió lớn hình thành bão tuyết, nhiệt độ luôn dưới -10 độ C.

Hàng dài xe tải nối đuôi nhau trên tuyến cao tốc Shin-meishin ở thành phố Suzuka, tỉnh Mie. Ảnh: AFP.
Hàng dài xe tải nối đuôi nhau trên tuyến cao tốc Shin-meishin ở thành phố Suzuka, tỉnh Mie. Ảnh: AFP.

Tại tỉnh Nara, phía nam Nhật Bản, đợt lạnh bất thường năm nay khiến tuyết rơi tới hai tuần, khiến mọi hoạt động trở nên khó khăn hơn.

Lạnh giá bất thường kết hợp với gió lớn dễ gây sốc nhiệt, buộc người dân phải thường xuyên bật máy sưởi, khiến hóa đơn năng lượng tăng cao gấp đôi, gấp ba lần so với ngày thường. Chi phí sưởi ấm vọt lên không chỉ do lạnh kéo dài, mà bởi quyết định tăng giá từ chính phủ Nhật.

Ở các khu trọ ở vùng nông thôn Nhật được xây bằng tường thạch cao rất mỏng, cách nhiệt kém, nên nhiệt độ trong nhà lúc nào cũng rất lạnh, không thể không dùng máy sưởi. Để đối phó với đợt lạnh giá kỷ lục, người dân phải đóng kín toàn bộ cửa sổ, khiến trong nhà "không một chút ánh sáng", đồng thời tăng cường mua thực phẩm cay nóng.

Nhiều nơi, người dân phải áp dụng các biện pháp chống rét tạm thời như dán xốp bạc cách nhiệt lên cửa kính, trải dưới thảm, đặt một máy sưởi công suất nhỏ trước cửa phòng tắm để tránh sốc nhiệt.

Người dân Sapporo, Hokkaido, Nhật Bản đi bộ dưới tuyết. Ảnh: AFP.
Người dân Sapporo, Hokkaido, Nhật Bản đi bộ dưới tuyết. Ảnh: AFP.

Tại Hàn Quốc

Nhiều người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Hàn Quốc cũng đối mặt với tình cảnh chật vật tương tự trong đợt lạnh kỷ lục.

Thời tiết âm độ kéo dài khiến gia đình Vân Giang ở Seoul khổ sở vì tình trạng đường ống nước trong nhà vệ sinh bị đóng băng, gây bất tiện rất lớn.

Nhiều gia đình phải dùng nước sôi, máy sấy tóc hướng thẳng vào đường ống đóng băng đợi đá tan mới sử dụng được.

Một người dân xúc tuyết dọn đường cho ôtô trên đảo Ulleung, huyện Uljin, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Một người dân xúc tuyết dọn đường cho ôtô trên đảo Ulleung, huyện Uljin, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Nhiều gia đình ở Hàn Quốc đang áp dụng là mua lều cắm trại dựng trong nhà để tránh rét
Nhiều gia đình ở Hàn Quốc đang áp dụng là mua lều cắm trại dựng trong nhà để tránh rét (Một chiếc lều được dựng trong phòng ngủ tại Hàn Quốc. Ảnh: Korea Times)
Tin cùng chuyên mục
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.