Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quảng Trị: Phê duyệt Dự án nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non người DTTS

Khánh Ngân - 07:20, 29/02/2024

Với tổng kinh phí hơn 8,6 tỷ đồng, Dự án đang hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường học giàu ngôn ngữ cho trẻ mầm non người DTTS ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị: Phê duyệt Dự án nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non người DTTS
Cô giáo Hồ Thị Táo đang tập múa hát cho các trẻ mầm non tại Trường Mầm non Tà Rut, huyện Đakrông

UBND tỉnh Quảng Trị vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện năm 2024 Dự án “Giáo viên mầm non áp dụng kiến thức và kỹ năng giảng dạy tạo môi trường học giàu ngôn ngữ cho trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2022-2026”

Theo đó, Dự án được triển khai tại các huyện có đông đồng bào DTTS như: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Thời gian thực hiện từ ngày 27/2/2024 đến hết tháng 12/2026 với tổng số vốn thực hiện là 341.000 EURO, tương đương gần 8,66 tỷ đồng. Trong đó vốn viện trợ không hoàn lại do do tổ chức Flemish Association for Development Cooperation and Technical Assistance (VVOB) tài trợ trên 7,87 tỷ đồng và vốn đối ứng bố trí từ ngân sách tỉnh trên 787 triệu đồng.

Mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cấp học mầm non trong việc chỉ đạo, triển khai, thực hiện xây dựng môi trường học giàu ngôn ngữ cho trẻ mầm non người DTTS. đáp ứng mục tiêu Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.