Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Giồng Riềng (Kiên Giang): Thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

PV - 14:26, 10/12/2018

Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Nhiều năm qua, địa phương đã triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc như Chương trình 135; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào Khmer nghèo, đặc biệt khó khăn... Nhờ đó, đời sống của đồng bào từng bước đã được nâng lên.

Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào Khmer, Anh Danh Nưl (bên phải) ở ấp Láng Sen (xã Bàn Thạch, Giồng Riềng) đã trồng màu chuyên canh cho thu nhập khá. Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào Khmer, Anh Danh Nưl (bên phải) ở ấp Láng Sen (xã Bàn Thạch, Giồng Riềng) đã trồng màu chuyên canh cho thu nhập khá.

Theo bà Nguyễn Kim Nương, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng cho biết: Hiện nay, Giồng Riềng có 994 đối tượng được thụ hưởng chính sách theo Quyết định 2085/TTg, với tổng kinh phí gần 4,7 tỷ đồng; có 2.547 hộ với 8.795 khẩu có nhu cầu thụ hưởng giống cây trồng vật nuôi theo Quyết định 102/TTg, với tổng kinh phí là trên 700 triệu đồng…

Nhờ thực hiện tốt các chính sách nên đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, đặc biệt tạo điều kiện giúp bà con Khmer nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. Hiện, Giồng Riềng còn 918 hộ nghèo (chiếm 2,17%) và 928 hộ cận nghèo (chiếm 2,2%) là đồng bào dân tộc Khmer.

Anh Danh Sanh, ở ấp Huỳnh Tố, xã Vĩnh Phú là hộ thuộc diện nghèo, không có đất sản xuất, 2 vợ chồng sống bằng nghề làm thuê mướn. Năm 2014, anh Sanh được hỗ trợ một con bò giống từ Chương trình 135, mới đây được tặng nhà “Đại đoàn kết”. Hai niềm vui lớn đó đã tạo động lực cho vợ chồng anh Sanh chí thú làm ăn, quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Từ con bò được hỗ trợ ban đầu, hiện anh Sanh đã có thêm 3 con bê con giúp gia đình anh thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, Dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo” (Chương trình do Heifer Việt Nam tài trợ) đã chọn xã Bàn Thạch (huyện Giồng Riềng) để triển khai hỗ trợ người nghèo phát triển chăn nuôi bò sinh sản. Anh Danh Tý ở ấp Cây Trôm (xã Bàn Thạch) hộ nhận bò từ dự án nói: “Bò dễ nuôi, vùng này lại cỏ nhiều, bò dự án cấp được tiêm chủng đầy đủ nên ít xảy ra bệnh. Sau 4 năm, tôi đã có thêm 3 con bê, một con trả lại dự án để tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo khác.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho con em đồng bào Khmer cũng được quan tâm đúng mức, từng bước phát triển cả lượng và chất, tình trạng học sinh bỏ học ngày một giảm, các lớp học song ngữ được duy trì và phát huy. Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư kiên cố hóa theo hướng đạt chuẩn quốc gia từ bậc học mẫu giáo đến trung học cơ sở. Năm học 2017-2018 tỷ lệ huy động học sinh dân tộc ra lớp đạt 98%. Việc dạy chữ Khmer cho sư sãi và con em đồng bào dân tộc được thực hiện tốt, trong dịp hè năm 2018 có 12/14 điểm chùa tổ chức dạy chữ Khmer được 53 lớp, với 1.236 người theo học từ lớp 1 đến lớp 5, kinh phí hỗ trợ cho giáo viên gần 100 triệu đồng…

Ông Danh Ngọc Bình, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Giồng Riềng, cho biết: “Đồng bào dân tộc Khmer ở Giồng Riềng hiện nay rất chú ý cho con em học hành, đây là một bước chuyển rất đáng mừng. Bên cạnh đó, chế độ ưu tiên cử tuyển con em đồng bào dân tộc Khmer cũng được thực hiện khá tốt. Nhờ đó, đã có nhiều con em đồng bào dân tộc Khmer được đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt, hiện nhiều người đang công tác với những chức vụ quan trọng tại các cơ quan trong và ngoài huyện”.

Có thể khẳng định, nhờ các chương trình, dự án được triển khai một cách đồng bộ, thiết thực, đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Giồng Riềng. Qua đó, khẳng định sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển mọi mặt của đồng bào Khmer tạo động lực giúp bà con thi đua, lao động sản xuất và xây dựng nông thôn mới.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.