Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Gỡ bỏ rào cản trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Hồng Phúc - 22:20, 08/03/2020

Dịch vụ y tế tuyến huyện chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của người bệnh, không đủ để phụ nữ vượt qua trở ngại về khoảng cách đi lại và thay đổi quan điểm sinh con tại nhà. Đây là một trong những rào cản, hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của phụ nữ vùng DTTS và miền núi.

Bà mẹ Cơ-tu trong phòng sinh thân thiện tại Trung tâm Y tế huyện Đông Giang.
Bà mẹ Cơ-tu trong phòng sinh thân thiện tại Trung tâm Y tế huyện Đông Giang.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng, tất cả phụ nữ mang thai cần được khám thai ít nhất 4 lần trước khi sinh, với lần khám đầu tiên diễn ra trong 3 tháng đầu mang thai (nhỏ hơn 16 tuần tuổi thai). Các đợt khám thai không chỉ giúp cho việc lập kế hoạch trước khi sinh và sinh con an toàn với sự hỗ trợ của nhân viên y tế có chuyên môn.

Tuy nhiên, các chuyên gia xã hội học cho biết, đây là thách thức lớn đối với phụ nữ có thai ở địa bàn DTTS và miền núi, bởi điều kiện kinh tế - xã hội (KT - XH) khó khăn, nhất là giao thông đi lại cách trở. Bên cạnh đó, y tế tuyến huyện, cơ sở hạn chế. Điều này làm cho phụ nữ ở địa bàn này không có động lực thực hiện các hành vi và thói quen tốt khác như: khám sức khỏe sau khi sinh, tiêm chủng, thực hành cho con bú đúng cách… họ sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm cách đỡ đẻ và chăm sóc con tại nhà.

Hơn nữa, trong công tác truyền thông đến phụ nữ DTTS, hầu hết các nội dung, thông tin về chăm sóc thai sản bằng tiếng phổ thông, chứ không dùng ngôn ngữ địa phương, vì vậy nhiều chị em sinh sống ở vùng sâu, vùng xa không hiểu hoặc khó hiểu.

Các chuyên gia cho rằng, trong các nhóm giải pháp, giải pháp được nhấn mạnh vẫn là cải thiện chất lượng y tế cấp huyện và truyền thông mạnh mẽ hơn đến người dân. Những giải pháp này đang được ngành Y tế các địa phương vùng DTTS và miền núi nỗ lực triển khai.

Ngày 17/1 vừa qua, một tín hiệu tích cực cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em DTTS ở tỉnh Quảng Nam khi Trung tâm Y tế huyện Đông Giang được trao danh hiệu Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc, theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Danh hiệu này có được nhờ đơn vị đã nỗ lực thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và tư vấn, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho phụ nữ DTTS trên địa bàn.

Theo đại diện trung tâm Y tế huyện Đông Giang, trước đây, hầu hết các sản phụ là người dân tộc Cơ-tu vẫn duy trì những phong tục như, cho trẻ uống nước cơm thay sữa, ăn cơm từ quá sớm hoặc mẹ đi làm rẫy khi bé chưa tròn sáu tháng tuổi. Nhưng thói quen này hiện đã dần được thay đổi.

Có thể khẳng định, cải thiện chất lượng hệ thống cơ sở y tế cấp huyện là giải pháp sát sườn, tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ sơ sinh là đồng bào DTTS, người sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng ngoại ô được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm có chất lượng; góp phần giảm thiểu những tai biến sản khoa và nâng cao chất lượng sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em vùng DTTS.

Cải thiện chất lượng hệ thống cơ sở y tế cấp huyện là giải pháp sát sườn, tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ sơ sinh là đồng bào DTTS, người sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng ngoại ô được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm có chất lượng; góp phần giảm thiểu những tai biến sản khoa và nâng cao chất lượng sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em vùng DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.