Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hà Giang có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Vũ Mừng - 16:31, 28/02/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định công bố 2 Di sản văn hóa phi vật thể của Hà Giang được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cầu mùa (Mí nhung hơi) của người Pà Thẻn, xã Tân Lập, huyện Bắc Quang; Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát páo dung của người Dao.

Hát páo dung của người Dao tỉnh Hà Giang vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Hát páo dung của người Dao tỉnh Hà Giang vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hiện nay, tỉnh Hà Giang có 32 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có 8 di sản của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người, là Bố Y, Lô Lô và Pu Péo, Cờ Lao được đưa vào danh mục. Di sản Then Tày, Nùng, Thái của Hà Giang và 10 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2019.

Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã thường xuyên thực hiện việc lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền tôn vinh nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa để góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân; giáo dục, kế thừa, giữ gìn truyền thống quý báu về giá trị văn hóa lịch sử cho nhân dân các dân tộc Hà Giang; đồng thời từng bước ngăn chặn, xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, tăng cường khối Đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.