Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hà Nội cho học sinh lớp 9 của 17 huyện, thị xã trở lại trường từ ngày 22/11

Cát Tường - 23:04, 20/11/2021

UBND TP. Hà Nội mới có Công văn số 4118/UBND-KGVX ngày 19/11/2021 về việc tiếp tục cho học sinh trở lại trường học trực tiếp tại các huyện và thị xã.

Từ ngày 22/11/2021, học sinh lớp 9 của 17 huyện, thị xã ở Hà Nội sẽ đi học trở lại. Ảnh minh họa
Từ ngày 22/11/2021, học sinh lớp 9 của 17 huyện, thị xã ở Hà Nội sẽ đi học trở lại. Ảnh minh họa

Theo đó, UBND thành phố thống nhất với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 3969/TTr-SGDĐT ngày 17/11/2021 về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19. 

UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức kiểm tra, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã (xã, phường, thị trấn) trong công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở giáo dục, bảo đảm sẵn sàng, an toàn tuyệt đối khi tổ chức dạy học trực tiếp.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học, bảo đảm y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.

Trước đó, ngày 17/11/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình số 3969/TTr-SGDĐT về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19.

Nội dung tờ trình nêu rõ: Huyện Ba Vì là đơn vị đầu tiên được lựa chọn triển khai cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn trở lại trường học trực tiếp. Sau hơn một tuần thực hiện đã đạt được kết quả tích cực. Với sự chuẩn bị chu đáo và sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, các trường trung học cơ sở của 30 xã và thị trấn của huyện đã tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối lớp 9 với quy mô 109 lớp và 3.949 học sinh, tỷ lệ học đạt 98,31%, bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Từ kết quả đạt được, Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi 17 huyện, thị xã đề nghị rà soát và đề xuất phương án cho học sinh tại các trường thuộc địa bàn trở lại học tập và nhận được ý kiến thống nhất của các huyện, thị xã, như sau:

Tại các xã, phường, thị trấn của 17 huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2; trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 16/11/2021 không có các ca F0 trong cộng đồng, mỗi xã, thị trấn chọn 1 trường trung học cơ sở tổ chức: Dạy học trực tiếp đối với học sinh khối lớp 9; các khối lớp còn lại học trực tuyến; trẻ mầm non nghỉ học tại nhà. Thời gian thực hiện từ ngày 22/11/2021.

Đối với các trường trung học phổ thông (học sinh các khối lớp 10, 11, 12), do đặc điểm học sinh cư trú tại nhiều địa bàn khác nhau, Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất cho học sinh trở lại trường học sau khi các em đã được tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 theo nguyên tắc tiêm xong khối lớp nào thì cho học sinh khối đó học trực tiếp.

Sở Giáo dục và Đào tạo lưu ý, trường học phải đạt tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19; giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng dịch Covid-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; các trường không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường; học sinh tự mang theo nước uống cá nhân; chỉ tổ chức việc dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày....

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.