Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nỗ lực để học sinh trở lại trường học tập an toàn

P. Ngọc - 09:52, 09/11/2021

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), nhiều địa phương lên kế hoạch mở cửa trường học trở lại tại các quận, huyện vùng xanh từ 15/11. Tuy nhiên, với việc phát sinh các ổ dịch mới liên quan đến trường học, kế hoạch cho học sinh đi học trở lại phải có nhiều điều chỉnh.

Các địa phương đủ điều kiện tổ chức học trực tiếp phải đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.
Các địa phương đủ điều kiện tổ chức học trực tiếp phải đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ và hỗ trợ các tỉnh thành trong việc ra quyết định liên quan đến hoạt động dạy học ở địa phương, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều hướng dẫn về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, thực tế mỗi địa phương đang triển khai theo một cách khác. Việc thực hiện nguyên tắc 5K trong đó đặc biệt là đeo khẩu trang, giãn cách trong trường học; các quyết định ứng xử khi có F0 trong trường… cũng mỗi nơi thực hiện một khác nhau.

Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên ngành Giáo dục và học sinh từ 12-17 tuổi, được địa phương tăng cường triển khai, nhưng đến nay tỷ lệ cán bộ, nhà giáo, nhân viên trường học được tiêm đủ liều vắc xin còn thấp. Trung bình toàn quốc mới đạt khoảng 62%.

Cả nước hiện có 28 tỉnh, thành phố trong cả nước đang tổ chức cho học sinh học trực tiếp trên địa bàn toàn tỉnh; 35 tỉnh thành dạy học trực tuyến và qua truyền hình; nhiều địa phương lên kế hoạch mở cửa trường học trở lại tại các quận, huyện vùng xanh từ 15/11. Tuy nhiên, với việc phát sinh các ổ dịch mới liên quan đến trường học, kế hoạch cho học sinh đi học trở lại phải có nhiều điều chỉnh.

Để học sinh được trở lại trường học tập an toàn theo từng cấp độ dịch, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, những địa bàn thuộc cấp độ dịch 1 và 2, địa phương cần tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, kể cả trẻ mầm non được đi học trực tiếp. Khi học sinh quay trở lại trường học thì phải làm thế nào để đảm bảo an toàn nhất cho các em. Trẻ đến trường phải được an toàn và được hỗ trợ để thích ứng môi trường học tập mới sau nhiều tháng dài dạy học trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý học sinh.

Tại Hội nghị triển khai công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong cơ sở giáo dục đào tạo do GD&ĐT và Bộ Y tế phối hợp tổ chức, một số địa phương cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn rõ hơn việc đeo khẩu trang trong trường học để vừa hiệu quả, vừa khả thi, an toàn, cũng như việc xử trí khi trường học xuất hiện F0, F1, F2 như thế nào để thích ứng an toàn trong tình hình mới.

Đối với tình huống trường học xuất hiện F0, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cần lập tức khoanh vùng, sàng lọc F0, F1 và tổ chức cách ly tại nhà hoặc tập trung với các đối tượng này. Tuy nhiên, thay vì thực hiện phong toả toàn trường trong thời gian dài, có thể thực chỉ phong toả lớp học/tầng học/toà nhà có F0. Sau 24h khử khuẩn, vệ sinh lớp học/tầng học/toà nhà đó, nhà trường có thể tổ chức hoạt động tại khu vực này.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.