Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hà Nội dành 14.029 tỷ đồng tổng lực tu bổ, tôn tạo di tích

Nguyệt Anh - 09:43, 13/06/2022

Hà Nội có 727 di tích xuống cấp các hạng mục chính cần nguồn vốn đầu tư tu bổ, tu sửa cấp thiết và chống xuống cấp; trong đó 448 di tích xuống cấp, 279 di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm, có thể sập đổ bất cứ khi nào.

Hoạt động tu bổ, phục hồi, gìn giữ nguyên vẹn sẽ phát huy giá trị di sản. Ảnh: Bá Hoạt
Hoạt động tu bổ, phục hồi, gìn giữ nguyên vẹn sẽ phát huy giá trị di sản. Ảnh: Bá Hoạt

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa công bố hoạt động tu bổ di tích trong năm 2022. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 111 di tích được đầu tư tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp từ nguồn ngân sách cũng như hoạt động xã hội hóa, với tổng kinh phí là 1.355 tỷ đồng.

Hà Nội hiện có gần 6.000 di tích các loại. Trong đó, hàng trăm di tích xuống cấp. Việc đầu tư, tu bổ, chống xuống cấp phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Sau một thời gian bị đình trệ bởi dịch bệnh Covid-19, ngành văn hóa và các địa phương đang “tăng tốc” triển khai các hoạt động tu bổ. Cụ thể, trong thời gian này, có 20/30 quận, huyện, thị xã đang triển khai công tác tu bổ, tôn tạo di tích; trong đó, tập trung nhiều ở các quận, huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Ba Vì, Mê Linh…

Trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ của thành phố, các địa phương đã tập trung thực hiện việc tu bổ, tôn tạo di tích đúng theo quy trình, thủ tục. Các hạng mục công trình được đầu tư bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, ngăn chặn kịp thời tình trạng xuống cấp của nhiều di tích trên địa bàn thành phố.

Trong đó, nhiều địa phương đã cân đối nguồn kinh phí của quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn, đồng thời vận động nhân dân xã hội hóa được nguồn kinh phí khá lớn để thực hiện công tác tu bổ, điển hình như: huyện Mê Linh huy động được 1,5 tỷ đồng; quận Ba Đình huy động được 3 tỷ đồng; huyện Thanh Trì là 3,7 tỷ đồng…

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.