Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách và đời sống

Hà Nội: Tọa đàm về xây dựng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân văn hóa

Nguyệt Anh - 17:24, 01/04/2022

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức buổi tọa đàm về xây dựng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân, câu lạc bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể TP. Hà Nội. Tọa đàm thu hút nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, những người thực hành di sản.

Ca nương Câu lạc bộ Ca trù Phú Thị (huyện Gia Lâm) dạy nghệ thuật ca trù cho du khách tại phố cổ Hà Nội
Ca nương Câu lạc bộ Ca trù Phú Thị (huyện Gia Lâm) dạy nghệ thuật ca trù cho du khách tại phố cổ Hà Nội

Bảo tổn, phát huy di sản văn hóa- còn nhiều khó khăn

Tại Tòa đàm, lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao TP. Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện sở hữu gần 6.000 di tích, 2.000 di sản văn hóa phi vật thể cùng cộng đồng thực hành di sản đông đảo, nhiệt thành, đóng góp đáng kể vào kết quả bảo tồn và phát huy nguồn tài nguyên di sản văn hóa đồ sộ và phong phú của thành phố. Tuy nhiên, lớp người gìn giữ, trao truyền di sản của thành phố phần lớn đều tuổi cao, sức yếu, thu nhập thấp và không ổn định, nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn.

Trong những năm qua, nguồn kinh phí của thành phố dành cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể chưa nhiều, chưa huy động được nguồn lực từ công tác xã hội hóa.  “Nguồn kinh phí dành cho hoạt động tôn vinh, khen thưởng cho các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản ở mức thấp. Kinh phí cho các hoạt động liên quan chủ yếu do các thành viên tự đóng góp, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ cộng đồng”, bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội) thông tin.

NSND nhạc cổ truyền Xuân Hoạch biểu diễn hát xẩm tại Phố cổ Hà Nội
NSND nhạc cổ truyền Xuân Hoạch biểu diễn hát xẩm tại Phố cổ Hà Nội (Ảnh minh họa)

Còn theo chia sẻ của nghệ nhân hát dô Nguyễn Thị Lan (xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai), hơn 40 năm toàn tâm, toàn ý cho công tác khôi phục di sản ở địa phương, góp phần đưa làn điệu hát dô từ nguy cơ thất truyền trở lại mạnh mẽ với đời sống đương đại, bà chưa nhận được một đồng hỗ trợ nào, trong khi đời sống kinh tế rất khó khăn. 

Tương tự, nghệ nhân hát xẩm Phan Thị Kim Dung (quận Thanh Xuân) cho biết, hoạt động truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ ở địa phương hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiệt tình, tâm huyết của người thực hành di sản, kinh phí hoạt động còn rất eo hẹp. Việc thành phố chủ trương tạo cơ chế, chính sách đãi ngộ nghệ nhân, câu lạc bộ trong giai đoạn này mang ý nghĩa to lớn, góp phần động viên, hỗ trợ lớp người nắm giữ di sản tiếp tục cống hiến để duy trì vốn văn hóa quý giá của cộng đồng.

Xây dựng chính sách đãi ngộ kịp thời, công tâm

Trước thực tế này, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thành phố đến năm 2025; trong đó giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, trình HĐND thành phố xem xét, ban hành nghị quyết.

Các nghệ nhân Hà Nội biểu diễn "Chuyện nhạc tiếng tơ" tại phố cổ Hà Nội
Các nghệ nhân Hà Nội biểu diễn "Chuyện nhạc tiếng tơ" tại phố cổ Hà Nội

Trên cơ sở tham khảo nhiều địa phương đã và đang xây dựng, thực hiện chính sách, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội dự kiến đề xuất 4 mục hỗ trợ, đãi ngộ khác nhau, gồm: Chế độ hỗ trợ, đãi ngộ dành cho nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; chế độ hỗ trợ đối với các câu lạc bộ hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; chế độ hỗ trợ tập luyện, biểu diễn, tham gia hoạt động của các nghệ nhân, câu lạc bộ; mức giải thưởng khi tham gia các kỳ hội diễn, liên hoan.

Với việc xây dựng chính sách đãi ngộ nghệ nhân, Hà Nội đang khẳng định quyết tâm trong việc thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa. 

Tiến sĩ Lưu Minh Trị, Hội Di sản văn hóa Thăng Long cho biết: "Chính sách này cũng là nguồn động viên thiết thực để nghệ nhân tiếp tục hành trình gìn giữ di sản. Tôi cũng cho rằng, cần phân định các mức hỗ trợ cho từng đối tượng, bảo đảm tính công bằng, phát huy hiệu quả”.

Còn theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, cùng với chính sách hỗ trợ, thành phố có thể thành lập một quỹ tài trợ cho các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa dân gian, nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa, góp phần bổ sung kinh phí cho các hoạt động tôn vinh quảng bá di sản.

Tin cùng chuyên mục
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.