Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Hàng nghìn công trình cấp nước xuống cấp - Bài toán quản lý, vận hành

Hương Trà - 08:59, 21/06/2024

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước hiện có gần 6.000 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hoạt động kém bền vững, hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa.


cả nước hiện có gần 6.000 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hoạt động kém bền vững, hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa
Cả nước hiện có gần 6.000 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hoạt động kém bền vững, hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa

Năm 2014, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung xã Ia Nhin, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đầu tư xây dựng với 2 giếng khoan sâu khoảng 145m, bơm chìm 3 pha công suất 7,5HP, đài nước dung tích 50m3 và hệ thống đường ống cung cấp nước sinh hoạt phục vụ người dân thôn 1, 2, 3. Sau khi công trình hoàn thành, UBND xã Ia Nhin đã thành lập Tổ quản lý công trình nước sạch để vận hành bơm nước thường xuyên phục vụ người dân.

Hiện nay, gần 300 hộ trong vùng sử dụng nguồn nước từ công trình cấp nước tập trung này. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước tại máy bơm số 2 đã bị nhiễm phèn, chỉ còn 1 máy bơm hoạt động cả ngày lẫn đêm, trong khi nhu cầu của người dân đang tăng cao.

Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, một số công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Chư Păh nói chung đã xuống cấp. Công tác quản lý, vận hành cũng gặp không ít khó khăn. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên cả nước. 

 Các bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các công trình hoạt động kém bền vững, hư hỏng, xuống cấp
Các bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các công trình hoạt động kém bền vững, hư hỏng, xuống cấp

Theo thống kê của Cục Thủy lợi cho thấy đến nay, trên địa bàn cả nước đã xây dựng được khoảng 18.000 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung vùng nông thôn. Hiện các công trình này đã giúp khoảng 32 triệu người dân vùng nông thôn được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, nước sạch.

Đến hết năm 2023, có 97% người dân khu vực vùng nông thôn đã được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có khoảng 57% tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ các công trình cấp nước tập trung.

Dù hiệu quả mang lại rất lớn, nhưng hiện cả nước có khoảng 5.976 công trình cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn đang hoạt động kém bền vững hoặc xuống cấp, hư hỏng cần được sửa chữa.

Nguyên nhân là do nhiều công trình xây dựng đã lâu, hết khấu hao. Việc thiếu kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì dẫn đến các công trình nhanh chóng bị xuống cấp, hư hỏng, công suất hoạt động không bảo đảm; gián đoạn hoặc ngừng cấp nước, ảnh hưởng đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của người dân khu vực nông thôn...

Không chi vậy, việc quản lý vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt sau đầu tư và bàn giao về cho các UBND xã quản lý hiện nay còn nhiều bất cập. Trong đó, việc tổ chức quản lý, vận hành thiếu tính chuyên nghiệp cho nên hiệu quả chưa cao và thiếu bền vững; năng lực đội ngũ quản lý kỹ thuật, tài chính còn yếu; một số nơi khó thu tiền nước hoặc thu ở mức thấp cho nên không đủ chi phí vận hành; công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, khai thác và vận hành công trình chưa được quan tâm.

Ngoài ra, một số địa phương chỉ chú trọng xây dựng công trình mới, chưa quan tâm đến việc nâng cấp, sửa chữa các công trình thường xuyên. Việc không bố trí được kinh phí sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng dẫn đến nhiều công trình cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn bị xuống cấp, hư hỏng và dừng hoạt động…

Để khắc phục, theo Cục Thủy lợi, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các công trình hoạt động kém bền vững, hư hỏng, xuống cấp; chuyển đổi mô hình quản lý công trình cấp nước kém hiệu quả sang mô hình quản lý hiệu quả hơn.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, tài chính, truyền thông, các tiêu chí về năng lực lựa chọn đơn vị quản lý vận hành công trình cấp nước bảo đảm hoạt động hiệu quả, bền vững; hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn, đặc biệt đối với các công trình giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý…




Tin cùng chuyên mục
Thay đổi nếp nghĩ cách làm từ các mô hình chỉ đạo điểm Dự án 8

Thay đổi nếp nghĩ cách làm từ các mô hình chỉ đạo điểm Dự án 8

Chiều 14/11, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết chỉ đạo điểm Dự án 8 thuộc chương trình MTQG phát triển KTXH vùng DTTS và miền núi ( Chương trình MTQG 1719) và giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp duy trì, nhân rộng các mô hình điển hình thực hiện Dự án 8. Tham dự Hội nghị có đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy Ban Dân tộc, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng Hội Phụ nữ các tỉnh thực hiện Dự án 8 và các mô hình điểm.