Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Hạt kiểm lâm Bá Thước (Thanh Hóa): Báo cáo “sót” nhiều cây gỗ quý hiếm bị chặt hạ trái phép?

Quỳnh Trâm – Trần Đại - 19:32, 05/03/2020

Hàng chục cây gỗ lim quý hiếm tại làng Đô, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước bị các đối tượng chặt hạ, khai thác trái phép. Tuy nhiên, tại bản báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước lại không sát thực với biên bản kiểm tra thực tế.

Qua xác minh ban đầu của cán bộ phòng TNMT huyện Bá Thước cho thấy, có nhiều cây là gỗ lim chưa được kiểm tra, đánh dấu
Qua xác minh ban đầu của cán bộ phòng TNMT huyện Bá Thước cho thấy, có nhiều cây là gỗ lim chưa được kiểm tra, đánh dấu

Thông tin ban đầu, ngày 7/2/2020, từ tin báo của người dân về việc có đối tượng chặt hạ, khai thác trái phép gỗ tại làng Đô, xã Thiết Ống (huyện Bá Thước - Thanh Hoá), Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR số 2 (Kiểm lâm cơ động số 2) đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm Bá Thước tiến hành kiểm tra, xác minh.

Kết quả kiểm đếm của lực lượng Kiểm lâm cho thấy tại hiện trường có 11 cây gỗ Lim và 07 cây gỗ thuộc nhóm 6 bị chặt hạ, đường kính gốc trung bình từ 20-50cm. Bên cạnh đó có 19 khúc gỗ tròn, tổng khối lượng 1,696 m3. Chủ rừng được xác định là ông Bùi Thanh Tùng, có địa chỉ tại xã làng Đô, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Vị trí khai thác gỗ nói trên thuộc lô 35 khoảnh 3a tiểu khu 304.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước. Quá trình kiểm tra thực tế hiện trường, hồ sơ pháp lý, đã tiến hành lập biên bản kiểm tra lâm sản, biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt đối với ông Bùi Thanh Tùng số tiền 750.000 đồng (theo Điểm b Khoản 1 Điều 24 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ) và kèm theo biện pháp khắc phục là buộc trả lại 19 khúc gỗ tròn có nguồn gốc từ rừng trồng khoán cho hộ gia đình.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, việc kiểm đếm số cây bị chặt hạ của Kiểm lâm Bá Thước báo cáo với UBND huyện Bá Thước và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa là không chính xác với biên bản kiểm tra thực tế.

Bởi tại hiện trường, hàng chục gốc gỗ lim bị đốn hạ, phần thân đã được đưa ra khỏi rừng chỉ còn trơ trọi lại phần gốc. Điều đáng nói là nằm xen kẽ những gốc cây đã được đánh dấu kiểm tra của kiểm lâm (có dấu viết bằng bút xóa ghi ngày tháng kiểm tra) thì lại có những gốc không được đánh dấu đã kiểm tra. Thời điểm này, chúng tôi đo được tại gốc to nhất còn sót lại có đường kính hơn 80cm, gốc nhỏ nhất có đường kính hơn 20 cm.

Hạt kiểm lâm Bá Thước (Thanh Hóa): Báo cáo “sót” 16 cây gỗ bị chặt hạ trái phép? 1
Nhiều gốc cây cổ thụ có đường kính từ 50- 80cm bị đốn hạ không thương tiếc

Theo tìm hiểu của phóng viên, huyện Bá Thước đã giao cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với địa phương (xã Thiết Ống), Kiểm lâm huyện vào thực tế hiện trường xác minh thì phát hiện số lượng cây gỗ đã được đánh dấu kiểm tra và chưa đánh dấu lên đến trên 30 cây, với đường kính phần gốc từ 20 - 60cm. Qua xác minh ban đầu cho thấy có 16 cây là gỗ Lim, gỗ tạp chưa được kiểm tra, đánh dấu.

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm khẳng định, nếu đúng có việc trên một diện tích đất, để xảy ra khai thác gỗ với số lượng lớn mà chỉ lập biên bản, báo cáo không đúng thực tế như ở làng Đô, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước thì Chi cục sẽ chỉ đạo Thanh tra, pháp chế kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vụ việc.

Vậy Hạt Kiểm lâm Bá Thước báo cáo “sót” hàng chục cây gỗ bị chặt hạ trái phép hay số cây này bị chặt sau khi hạt Kiểm lâm Bá Thước đã báo cáo? Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi để thông tin đến bạn đọc. 

Chiều ngày 5/3 trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết: Ngày 3/3, huyện đã thành lập một tổ công tác do đại diện Phòng Tài nguyên & Môi trường làm tổ trưởng tới hiện trường kiểm tra lại toàn bộ sự việc để có thông tin chính thức. Tuy nhiên, do khu vực miền núi đang có mưa lớn, nên tổ công tác chưa thực hiện xong nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.