Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Hiệu quả giảm nghèo ở Ba Tơ

PV - 09:49, 11/03/2019

Theo ông Trần Trung Triết, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, Đảng bộ huyện đã huy động và triển khai hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và Nhân dân. Từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, Ba Tơ đã lồng ghép với Chương trình 30a, 135... đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình dân sinh, hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện, trạm y tế và trường học; trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, huyện Ba Tơ cũng đã bố trí hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ người dân cây, con giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... phát triển kinh tế. Đồng thời, huyện khuyến khích người dân phát triển trang trại, gia trại.

Việc đầu tư xây dựng những cây cầu treo giúp cho việc đi lại thuận tiện, góp phần xóa đói giảm nghèo. (Trong ảnh cầu treo xã Ba Vì, huyện Ba Tơ) Việc đầu tư xây dựng những cây cầu treo giúp cho việc đi lại thuận tiện, góp phần xóa đói giảm nghèo. (Trong ảnh cầu treo xã Ba Vì, huyện Ba Tơ)

Anh Phạm Văn Cường ở thôn Nước Lô, xã Ba Giang, thuộc diện hộ nghèo chia sẻ: Những năm trước, gia đình tôi được chọn tham gia mô hình nuôi dê bách thảo theo dự án giảm nghèo nhưng không thành công. Năm 2017, từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, anh mạnh dạn mua 2 con trâu giống bản địa về chăn nuôi. Chịu khó học hỏi kỹ thuật chăn nuôi, làm chuồn, chủ động trồng cỏ voi và dự trữ rơm rạ làm nguồn thức ăn cho trâu. Nhờ vậy, từ 2 nghé con ban đầu, anh đã bán được mấy lứa trâu thịt lấy tiền trả ngân hàng và tiếp tục mua thêm trâu giống về nuôi tái đàn.

Phát huy thế mạnh về đất đồi, huyện Ba Tơ đã triển khai vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, liên kết sản xuất, chế biến qua việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Nhà máy Đường Phổ Phong; xây dựng mô hình cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu trồng đến chăm sóc mía, trên diện tích 26,5ha tại Bãi Ri, Gò Năng và Mang Đen; xây dựng mô hình trồng lạc trên đất lúa 1 vụ, với diện tích 4,5ha, cho giá trị sau thu hoạch trên 70 triệu đồng/ha; triển khai việc trồng các cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng phòng hộ như sa nhân tím (5ha) và cây gỗ lớn tại xã Ba Giang...

Đồng thời, xác định giao thông nông thôn miền núi đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và công tác giảm nghèo, huyện Ba Tơ đã tập trung huy động các nguồn lực để thực hiện các dự án giao thông; vận động Nhân dân hiến đất, đóng góp tiền, ngày công để xây dựng các tuyến đường do huyện, xã làm chủ đầu tư; khuyến khích người dân tự làm đường làng, ngõ xóm...

Đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện cơ bản được xây dựng đồng bộ, đảm bảo lưu thông thông suốt và an toàn. Trong đó, đã thảm nhựa, bê tông 63/100km đường huyện; kiên cố 97,5/154km đường xã…

Ông Phạm Văn Đon, ở xã Ba Dinh cho hay: từ ngày huyện xây dựng cho cây cầu vượt lũ sông Tô qua xã Ba Dinh, bà con đi lại rất thuận lợi; học sinh đi học không phải lội suối nguy hiểm; người dân đau ốm không phải băng suối đến bệnh viện. Gần đây, nhiều tuyến đường giao thông còn được xây dựng đổ bê tông rất thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi, mua bán hàng hóa.

Huyện Ba Tơ cũng đã kêu gọi và thu hút 7 doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp ở lĩnh vực chế biến lâm sản, với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Qua đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương, đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 28,6%.

“Có được kết quả trên ngoài công tác tuyên truyền, vận động người dân khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; phát huy hiệu quả từ các công trình phúc lợi, dự án ưu đãi để phát triển kinh tế. Trong quá trình thực hiện các chủ trương, phong trào, hoạt động ở địa phương, huyện thường chỉ đạo, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải tiên phong làm trước để Nhân dân tin tưởng, học tập làm theo”, ông Trần Trung Triết, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ chia sẻ thêm.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.