Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hiệu quả giảm nghèo ở Sơn Dương

Việt Hà - 09:33, 03/12/2024

Nhờ sự đồng hành của chính quyền, người dân huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) không chỉ có cơ hội thoát nghèo mà còn phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn đổi mới, bản làng khang trang.

 Huyện Sơn Dương đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới
Huyện Sơn Dương đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) tại huyện Sơn Dương đã tạo nên những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống kinh tế - xã hội của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN), không ngừng được cải thiện, đưa huyện gần hơn tới mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.

Hàng loạt giải pháp sáng tạo, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng khó khăn và khu vực phát triển và đạt kết quả đáng khích lệ. Người dân từ cảnh nghèo khó, cuộc sống bấp bênh nhưng nay đã được tạo điều kiện, hỗ trợ nguồn vốn, tích cực sản xuất, làm ăn, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình.

Gia đình anh Ma Văn Hiệu (xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương) là câu chuyện điển hình của gia đình vươn lên thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, các nhà hảo tâm và sự lao động cần cù của chính gia đình. Từ một ngôi nhà xuống cấp, nay, gia đình anh đã được sống trong căn nhà kiên cố với tiêu chí "3 cứng" (nền, khung tường, mái).

"Có nhà mới, gia đình tôi càng có động lực làm ăn, nuôi dạy con cái, thoát nghèo bền vững” – anh Hiệu chia sẻ.

Gia đình anh Phàng Đức Cảnh (xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương) cũng được vay vốn từ Chương trình MTQG. Anh đã đầu tư xây chuồng trại, mua 2 con bò giống. Sau thời gian chăn nuôi khép kín, đàn bò phát triển lên 5 con, mang lại thu nhập trên 30 triệu đồng từ bán bò thịt và bò giống. Anh Cảnh tự hào: Đây là bước ngoặt giúp gia đình tôi vươn lên phát triển kinh tế.

Sơn Dương đang thực hiện tốt phong trào thi đua giảm nghèo, làm giàu bền vững ở nhiều địa phương
Sơn Dương đang thực hiện tốt phong trào thi đua giảm nghèo, làm giàu bền vững ở nhiều địa phương

Chị Vũ Thị Hòa (xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương) hiện nay cũng không còn lo cảnh thiếu thốn khi nhận được hỗ trợ 50 triệu đồng xây nhà, một con lợn sinh sản, cùng bồn chứa nước sạch, gia đình chị không còn lo cảnh thiếu thốn. "Nếu không có sự quan tâm của Đảng và chính quyền, chúng tôi không biết đến khi nào mới thoát cảnh nghèo khó", chị Hòa xúc động chia sẻ.

Huyện xác định công tác giảm nghèo bền vững, tránh tái nghèo, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Và trong đó, nguồn vốn từ các Chương trình MTQG đã mang lại những đổi thay rõ rệt. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, từ giao thông, thủy lợi, nhà ở đến các công trình dân sinh, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Người dân cũng dần thay đổi tư duy, đồng bào dân tộc thiểu số từng bước chuyển từ canh tác tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp.

Đầu năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo tại Sơn Dương giảm còn 11,85%, thu nhập bình quân đầu người đạt 53,55 triệu đồng/người/năm. Năm qua, Sơn Dương được ghi nhận là địa phương kéo giảm mạnh số hộ nghèo, với hơn 3.200 hộ thoát nghèo (tương đương 6,42%), gần gấp đôi kế hoạch giao. Hiện, huyện có gần 6.000 hộ nghèo. Năm 2024, huyện Sơn Dương tiếp tục phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 56,46 triệu đồng/năm.

Huyện Sơn Dương đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo hướng bền vững, tránh tái nghèo, đảm bảo người dân có việc làm ổn định, thu nhập ngày càng tăng.

Sơn Dương đang thực hiện tốt phong trào thi đua giảm nghèo, làm giàu bền vững ở nhiều địa phương
Sơn Dương đang thực hiện tốt phong trào thi đua giảm nghèo, làm giàu bền vững ở nhiều địa phương

Theo bà Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng phòng Dân tộc huyện Sơn Dương: Ban đầu, việc triển khai các chương trình gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở vật chất và nhận thức. Nhưng với quyết tâm cao, chính quyền địa phương đã từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi.

Sự thay đổi ở Sơn Dương không chỉ dừng lại ở những con số mà còn thể hiện rõ qua diện mạo nông thôn đổi mới, đời sống người dân được nâng cao. Những thành công này là minh chứng cho sự đúng đắn của các Chương trình MTQG, đồng thời khẳng định nỗ lực vươn lên không ngừng của người dân địa phương.


Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tập trung đầu tư phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Sơn La: Tập trung đầu tư phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Sơn La là địa bàn cư trú tập trung chủ yếu của đồng bào La Ha, một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang tập trung thực hiện các nội dung đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc La Ha sinh sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, xung quanh nội dung này.
Đọc nhiều