Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hiệu quả kinh tế từ trồng bưởi Diễn trên đất vườn, đồi

Nguyễn Thế Lượng - 08:04, 19/04/2021

Những năm gần đây, nhờ việc tận dụng diện tích đất vườn, đồi và chủ động thay thế những loại cây ăn quả đã già cỗi, nhiều hộ dân ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã phát triển diện tích trồng cây bưởi Diễn, cho hiệu quả kinh tế cao.

Người dân Hạ Hòa chăm sóc cây bưởi Diễn.
Người dân Hạ Hòa chăm sóc cây bưởi Diễn.

Khoảng hơn chục năm về trước, cây bưởi Diễn còn thưa thớt trên vùng đất đồi núi huyện Hạ Hòa. Khi đó, người dân chưa có nhiều mô hình trồng cây ăn quả theo quy mô lớn, chủ yếu trồng xen kẽ các loại cây táo, ổi, xoài, mít theo kiểu tự do.

Được sự tư vấn của Trạm Khuyến nông và Phòng Nông nghiệp huyện, những năm gần đây, các hộ nông dân ở Hạ Hòa đã mạnh dạn đưa cây bưởi Diễn vào trồng trên đất vườn, đất đồi của gia đình. Nhiều hộ dân đã phát triển diện tích cây bưởi Diễn theo quy mô lớn, khoanh vùng trồng, chú trọng khâu lựa chọn giống, chăm sóc đúng kỹ thuật.

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ dân, khi làm mô hình trồng bưởi Diễn, cần tận dụng tối đa diện tích đất vườn, kể cả ven ruộng, đồi dốc dưới 15 độ, nơi có nguồn nước tưới dồi dào, đất không bị bóng rợp. Bưởi Diễn rất ưa chất mùn từ rơm rạ, các loại phân xanh tận dụng được để đắp vào gốc bưởi. Trong quá trình chăm sóc, cần cung cấp nguồn nước tưới thường xuyên, sử dụng phân NPK, phân chuồng để bón theo định kỳ, chú ý sâu bọ hại lá và phát quang cỏ để tạo không gian cho bưởi vươn cành. Khi cây đến tuổi trổ hoa, kết trái, người trồng bưởi cần có kỹ thuật thụ phấn cho hoa, chăm sóc cây bưởi trong thời gian đậu quả.

Quả bưởi diễn ở Hạ Hòa vỏ vàng, đẹp, được thị trường ưa chuộng.
Quả bưởi diễn ở Hạ Hòa vỏ vàng, đẹp, được thị trường ưa chuộng.

Về các địa phương trên địa bàn huyện Hạ Hòa hôm nay, nhiều vườn bưởi Diễn đã cho thu hoạch từ 3 - 4 vụ quả. Theo người dân, cây bưởi Diễn có độ tuổi từ 4 - 6 tuổi đạt 45 - 50 quả/cây, cây từ 7 - 10 tuổi đạt 75 - 80 quả/cây. Cây càng lâu năm thì quả càng ngọt, mọng, da càng vàng đẹp, thị trường càng ưa chuộng.

Gia đình anh Dương Kim Chuyên (khu 7, xã Ấm Hạ, Hạ Hòa) tận dụng hơn 3 sào đất đồi chè già cỗi trước nhà để trồng hơn 60 gốc bưởi Diễn. Sau nhiều năm chăm sóc, cây bưởi Diễn đã đến kỳ ra hoa, kết trái đồng loạt, đến nay đã thu được 3 vụ quả, mỗi cây cho từ hơn 200 quả/vụ. Mỗi vụ, vườn bưởi Diễn của gia đình anh cho thu nhập trên hai chục triệu đồng.

Bưởi Diễn đã mang lại thu nhập cao cho người nông dân Hạ Hòa.
Bưởi Diễn đã mang lại thu nhập cao cho người nông dân Hạ Hòa.

Khu vườn nhà ông Trần Ngọc Hinh (74 tuổi) ở khu 3 xã Chuế Lưu (Hạ Hòa- Phú Thọ) là một trong những khu vườn có diện tích bưởi Diễn lâu năm nhất của huyện Hạ Hòa. Ông Hinh chia sẻ, cách đây 15 năm về trước, nhờ sự giúp đỡ từ một người thân tại Học viện Nông nghiệp 1 Hà Nội, ông đã đưa giống bưởi Diễn về trồng thử nghiệm. Sau hai năm đầu chăm sóc, bước sang năm thứ ba, khi bưởi đã trổ hoa, kết trái, ông Hinh lại dày công ghép giống bưởi Diễn với gốc bưởi chua thường để bưởi Diễn có khả năng đề kháng sâu bệnh. Đến nay, gia đình ông phát triển diện tích bưởi Diễn lên tới hơn 100 gốc và đã cho quả. Vào mùa, cây nào nhiều cũng lên tới 200 quả. Cuối năm 2020, gia đình thu hoạch bưởi bán thị trường với mức giá giao động từ 25.000- 35.000 đồng/quả, mang lại nguồn thu trên 20 triệu đồng.

Nhờ phát triển diện tích bưởi Diễn, nhiều gia đình trong huyện có thu nhập vài chục triệu đồng nhờ bán quả. Đây cũng là cơ hội để các hộ nông dân tăng thu nhập từ kinh tế vườn, đồi.

Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, trong đó có một số vùng có tiềm năng phát triển dược liệu. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đang tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng, tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.