Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hiệu quả từ mô hình sản xuất tập trung

Thành Nhân - 10:52, 26/05/2020

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như vùng sản xuất mía ở 3 huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, có tổng diện tích hơn 20.000ha gắn với các nhà máy đường Tuy Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân. Vùng sản xuất sắn ở các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân có diện tích bình quân hằng năm hơn 13.000ha gắn với hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn Sông Hinh và Đồng Xuân.

Việc quy hoạch vùng nguyên liệu mì (sắn) gắn với xây dựng nhà máy chế biến giúp người dân có thu nhập ổn định.
Việc quy hoạch vùng nguyên liệu mì (sắn) gắn với xây dựng nhà máy chế biến giúp người dân có thu nhập ổn định.

Việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung đã làm tăng diện tích gieo trồng với một loại nông sản, tạo điều kiện nhân rộng cánh đồng mẫu lớn, đầu tư công nghệ hiện đại. Cùng với đó, tỉnh cũng đã đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp cho bà con.

Ông Nguyễn Bông, nông dân xã Cà Lúi (huyện Sơn Hòa) chia sẻ: Trước đây, khi chưa có nhà máy thu mua mía, toàn bộ diện tích sản xuất của gia đình trồng sắn, bắp, thu nhập chỉ đủ chi phí phân thuốc, công lao động. Thậm chí, ông còn bị lỗ nếu gặp thời điểm giá bấp bênh, thương lái không thu mua hoặc ép giá. “Tới khi có nhà máy đường, gia đình tôi chuyển sang trồng mía, được thu mua toàn bộ. Tôi chỉ lo trồng cho năng suất cao mà không phải lo đầu ra. Diện tích sản xuất tăng từ 3ha lên 15ha, gia đình có thu nhập cao, ổn định”, ông Bông cho hay.

Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết: Việc quy hoạch các nhà máy tiêu thụ hoạt động tại các vùng sản xuất tập trung vừa giúp bảo đảm nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, vừa ổn định đầu ra cho nông sản của người dân. Đồng thời, chính quyền các địa phương cũng tập trung triển khai xây dựng thương hiệu nông sản theo Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” để tạo thêm chỗ đứng cho nông sản của bà con trên thị trường.

Bên cạnh việc xây dựng các mô hình sản xuất tập trung, các địa phương còn khuyến khích người dân chuyển đổi những cây trồng truyền thống kém hiệu quả sang những loại cây có giá trị kinh tế cao như sầu riêng hạt lép, cam, quýt, bưởi, mít thái, bơ giống mới, dừa, nhãn… Việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, là cách đa dạng hóa sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro cho người dân khi các loại cây trồng truyền thống gặp khó trên thị trường.

Việc quy hoạch các nhà máy tiêu thụ hoạt động tại các vùng sản xuất tập trung vừa giúp bảo đảm nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, vừa ổn định đầu ra cho nông sản của người dân”.

Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên

Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.