Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Phát huy vai trò của HTX vùng đồng bào DTTS và miền núi: Tạo việc làm, tăng tính liên kết sản xuất

Thanh Huyền - 22:27, 30/03/2020

Tạo việc làm, tăng tính liên kết trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm… là điều dễ nhận thấy nhất của kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX). Trong điều kiện còn nhiều khó khăn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, việc phát huy vai trò của HTX là hết sức cần thiết. Đặc biệt, trong thực hiện Đề án Phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi sắp tới, Liên minh HTX Việt Nam đã, đang có nhiều nỗ lực để chung tay thực hiện hiệu quả Đề án này.

Chị Sầm Thị Tình, HTX Dệt Thổ cẩm Hoa Tiến giới thiệu kỹ thuật dệt thổ cẩm tại một cuộc triển lãm ở Hà Nội. (Ảnh nhân vật cung cấp).
Chị Sầm Thị Tình, HTX Dệt Thổ cẩm Hoa Tiến giới thiệu kỹ thuật dệt thổ cẩm tại một cuộc triển lãm ở Hà Nội. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Chúng tôi gặp Sầm Thị Tình, cô gái dân tộc Thái, sinh năm 1986, bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) tại nhiều sự kiện hội nghị, hội thảo, triển lãm, trưng bày được tổ chức tại Hà Nội. Cô gái Thái gây ấn tượng với chúng tôi, bởi sự nhanh nhẹn, hoạt bát. Chia sẻ về mô hình phát triển kinh tế HTX, Tình nói: Cách đây vài năm, em cùng mẹ và một số thành viên sáng lập ra HTX Dệt thổ cẩm Hoa Tiến. Đến nay, sản phẩm của HTX có mặt ở nhiều tỉnh, thành và nhiều nước trên thế giới. Những sản phẩm của HTX sản xuất ra vừa góp phần gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc Thái, vừa đáp ứng thị hiếu khách hàng.

Đến nay, HTX đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 30 thành viên là đồng bào dân tộc Thái tại địa phương. Doanh thu của HTX hiện nay khoảng 200 triệu đồng/tháng. “Mô hình này vừa phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo tính liên kết sản xuất cho người dân. Từ đó, giúp nhiều người dân có việc làm, tăng thu nhập một cách ổn định, bền vững…”, Sầm Thị Tình chia sẻ.

Theo báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2019, vùng DTTS và miền núi đã thành lập mới 4.656 HTX, chiếm 46% số HTX thành lập mới của cả nước. Đến cuối năm 2019, vùng DTTS và miền núi có 11.558 HTX, 35 Liên hiệp HTX, 61.471 THT. Số lượng thành viên THT, HTX vùng đồng bào DTTS và miền núi có khoảng 3,7 triệu người, chiếm 37% tổng số thành viên KTTT trên địa bàn cả nước, tạo việc làm cho 1,1 triệu lao động.

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng là vùng có điều kiện khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, KT-XH phát triển chậm. Do đó, phát triển mô hình KTTT, HTX là phù hợp. Theo ông Bảo, tới đây, Liên minh HTX Việt Nam sẽ xây dựng “Đề án phát triển KTTT, HTX vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Việc phát triển HTX vùng đồng bào DTTS và miền núi, là một trong những nhiệm vụ nhằm thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tại cuộc họp với Ủy ban Dân tộc vừa qua, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo đã đề nghị, Ủy ban Dân tộc - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 quan tâm chỉ đạo và xem xét đưa “Đề án phát triển KTTT, HTX vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” vào Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. 

Theo báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2019, vùng DTTS và miền núi đã thành lập mới 4.656 HTX, chiếm 46% số HTX thành lập mới của cả nước. Đến cuối năm 2019, vùng DTTS và miền núi có 11.558 HTX, 35 Liên hiệp HTX, 61.471 THT.

Tin cùng chuyên mục
Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.