Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sống khỏe

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Như Ý - 06:57, 25/04/2024

Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.

(Tổng hợp) Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

 Dấu hiệu khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng nhiều người gặp phải, những trường hợp bị ngộ độc nhẹ có thể khỏe sau vài ngày nhưng ở mức độ nghiêm trọng nếu không được xử trí nhanh và đúng cách thì sức khỏe có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thậm chí còn gây tử vong.

Các dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc: Buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, phân, nước tiểu có thể có máu, có thể sốt hoặc không…

Đa số các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu sau thì nên đi khám bệnh ngay: Nôn ói liên tục, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, bị tiêu chảy liên tục, đau bụng dữ dội, thân nhiệt cao hơn 38,5 độ C, khát nước, khô miệng, tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt, mắt mờ, cơ yếu, phát ban toàn thân, ngứa, khó thở.

Ngoài ra, cần lưu ý với các đối tượng như người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính… khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

(Tổng hợp) Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà 1

Các loại rau củ vườn nhà giúp trị ngộc độc thực phẩm

Rau răm: Theo Đông y, rau răm vị cay, tính ấm. Công dụng tiêu thực, sát trùng, tán hàn… Chữa ngộ độc do ăn tôm, cua, cá, trứng, gây bụng đầy đau, dị ứng rất hiệu quả. Bạn cần lấy rau răm tươi giã lấy nước cốt uống, hoặc ăn sống. Tuy nhiên phụ nữ có thai không nên dùng.

Húng quế: Đây là một loại thảo mộc có đặc tính kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn, giảm tình trạng nhiễm trùng nhờ đó có thể giúp bạn thoát khỏi bất kỳ khó chịu ở bụng khi bị ngộ độc thực phẩm. Hãy ép loại thảo mộc này thành nước và thêm một chút mật ong, uống nó nhiều lần trong ngày.

Thì là: Hạt thì là có đặc tính kháng sinh, chống lại các vi khuẩn cứng đầu và giàu các dưỡng chất bổ sung năng lượng sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Đun một ít hạt thì là và thêm muối vào để tạo thành dung dịch dùng để xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ. Bạn có thể thêm một muỗng cà phê nước ép rau mùi để có hiệu quả tốt hơn. Uống hỗn hợp này mỗi ngày một lần.

(Tổng hợp) Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà 2

Tía tô: Lá tía tô vị cay, tính ấm. Chữa dị ứng mẩn ngứa do ăn cua, cá, sò, thức ăn tanh. Bạn cần lấy một nắm lá tía tô (100g) hoặc hơn, giã nát vắt nước cốt. Uống nước tía tô hoặc lá tía tô ăn sống đều được.

Rau muống: Theo Đông y, rau muống vị ngọt, tình mát, không độc, công dụng thanh nhiệt. Tác dụng giải các chất độc, sinh da thịt, tiêu thủy thũng, giải các chất độc do ăn uống… Bạn cần lấy một nắm rau muống (khoảng 200g) hoặc hơn rửa sạch. Giã vắt nước cốt uống hoặc sắc lấy nước uống.

Thìa là giải độc thức ăn tanh, cua cá, giúp tiêu hóa, chữa nôn, đầy bụng, dùng hạt thìa là 3-6g nhai nuốt.

Bạc hà: Một cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm khác tại nhà mà bạn có thể tham khảo chính là sử dụng trà bạc hà. Người bị ngộ độc sử dụng trà bạc hà có thể giúp giảm các cơn buồn nôn, ói mửa, dịu dạ dày đồng thời giúp bổ sung nước cho cơ thể.

Rau mùi thường dùng để chữa nhiễm độc thức ăn. Bạn cần lấy khoảng 120g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

Rau má: Trong y học cổ truyền, rau má có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc có thể lấy rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống.

Đậu ván trắng: Hạt đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ôn được dùng chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa, tiêu chảy. Dùng bài thuốc gồm: đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, sắc uống.

(Tổng hợp) Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà 3

Củ gừng: Ngộ độc thực phẩm có các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng và cơ thể có cảm giác khó chịu. Bạn có thể chế biến gừng theo một số cách để giúp giảm bớt hậu quả của ngộ độc thực phẩm như ngậm và nhai vài lát gừng tươi, uống trà gừng kết hợp một vài giọt nước gừng với một ít mật ong pha vào cốc nước để uống. Bạn cũng có thể dùng bài thuốc gồm gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín sắc lấy nước uống nóng.

Tỏi: Thành phần của tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp cơ thể chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glycogen và allicin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Nó giúp bạn khỏi tiêu chảy và giảm đau dạ dày. Tỏi được xem là một trong những loại thuốc tốt nhất để chữa ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế, khi bị ngộ độc bạn hãy ăn ngay 1-2 tép tỏi để đẩy nhanh quá trình thải các độc tố ra bên ngoài. Hoặc dùng tỏi 100g sắc với 300ml, còn 100ml cho uống.

Củ riềng: Chữa ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa, có những trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo đại tiện lỏng, cơ thể có biểu hiện mất nước, rối loại điện giải, mạch nhanh, huyết áp dưới mức bình thường cần áp dụng bài thuốc sau: củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).

Quả chanh: Chanh có tính axit giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng. Lượng vitamin C lớn có trong chanh giúp cung cấp năng lượng, cải thiện sức đề kháng hiệu quả. Khi bị ngộ độc thức ăn, bạn nên uống 2 - 3 cốc nước chanh ấm làm dịu dạ dày.

Quả khế: Vị chua, ngọt, tính bình chữa ngộ độc thức ăn dùng quả khế ép lấy nước uống thật nhiều.

Giấm táo: Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn chống lại những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như E. coli, S. aureus và Candida albicans...Đối với người lớn có thể dùng 1-2 muỗng cà phê giấm táo pha trong nước lọc hoặc nước trái cây dành cho người lớn. Đối với trẻ em thì dùng bằng 1/2 liều người lớn.

Mặc dù giấm táo an toàn cho hầu hết mọi người nhưng việc sử dụng lâu dài có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ kali, insulin hoặc mất men răng. Do đó, không nên lạm dụng.

(Tổng hợp) Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà 4

Đậu xanh: Theo y học cổ truyền, đậu xanh là một được liệu quý giúp giải độc rất hiệu quả. Đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Bạn có thể dùng 100g đậu xanh sống nghiền thành nước uống hoặc nhai sống nuốt nước. Nếu không thể ăn sống có thể ninh nhừ lấy nước uống. Nước đậu xanh dùng trong trường hợp ngộ độc do say sắn, say nắng, sốt cao… rất hiệu quả.

Cam thảo bắc: Rễ cam thảo bắc vị ngọt, tính bình khi dùng sống (không sao, đồ mềm, sấy khô) có tác dụng giải độc đối với ngộ độc thịt và nấm. Dùng bài thuốc gồm cam thảo bắc, đại hoàng mỗi vị 20g sắc uống.

Củ chuối: Để chữa ngộ độc thức ăn lấy củ chuối tiêu thái miếng cho đầy nồi, đổ ngập nước, nấu với 40g muối, lấy 0,5 lít nước sắc uống để gây nôn.

Lá ổi: Quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây ỉa chảy.

Ngoài ra để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm bạn cần thực hiện các phương pháp phòng tránh như sau:

Ưu tiên sử dụng các thực phẩm tươi sống, không bị dập nát, có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo.

Tuyệt đối không được sử dụng đồ ăn đã quá hạn sử dụng, đồ ăn có mùi hoặc dấu hiệu ôi thiu.

Không nên bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh và cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm này để chế biến. Bởi các vi khuẩn gây hại hoàn toàn có thể sinh sôi và phát triển ngay cả trong điều kiện bảo quản của tủ lạnh.

Đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong quá trình nấu nướng…Thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Đặc biệt là với mẹ bầu đang trong thai kỳ hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Tin cùng chuyên mục
Từ 01/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Từ 01/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 quy định về tỷ lệ đóng BHXH. Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, bao gồm: 3% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.