Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Du lịch

Hòa Bình: Quy hoạch tổ hợp Không gian Văn hóa Mường tại huyện Tân Lạc

Minh Nhật - 16:13, 07/03/2024

Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Quy hoạch Không gian Văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Đây là làng cổ nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình.

Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long (áo trắng đứng giữa) chỉ đạo triển khai Khu tổ hợp Không gian Văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long (áo trắng đứng giữa) chỉ đạo triển khai Khu tổ hợp Không gian Văn hóa Mường tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của DTTS và là xóm đại diện dân tộc Mường. Đây là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình.

Xóm Lũy Ải có 207 hộ dân và 936 nhân khẩu. Xóm còn lưu giữ được nhiều nhà sàn cổ truyền thống, hiện là điểm du lịch cộng đồng OCOP 3 sao, là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách thích trải nghiệm về các hoạt động văn hóa, di sản dân tộc Mường.

Xóm Lũy Ải có vị trí giao thông rất thuận lợi cho du khách, nằm sát ngay Quốc lộ 6, thuộc xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.

Điểm du lịch cộng đồng xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Điểm du lịch cộng đồng xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Khu tổ hợp Không gian Văn hóa Mường có diện tích hàng trăm hecta, gồm các khu: Bảo tàng; khu dịch vụ, khách sạn cao cấp; khu trang trại; khu tổ chức lễ hội; khu lưu trú, Homestay, Resort...

Tại buổi kiểm tra, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long nhấn mạnh: Công tác quy hoạch, triển khai Khu bảo tồn Không gian Văn hóa dân tộc Mường tại xóm Lũy Ải là cụ thể hóa Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền văn hóa Hòa Bình".

Được biết, huyện Tân Lạc đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch, đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Qua đó, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường được nâng lên. Các giá trị văn hóa của dân tộc như nhà sàn, trang phục gắn với sinh hoạt và đời sống được quan tâm. Các lễ hội truyền thống như Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường, Lễ hội chùa Kè, Lễ hội đánh cá suối tháng Ba được duy trì và phát triển.

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng đặc sắc của địa phương
Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng đặc sắc của địa phương

Tỉnh sẽ ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, đào tạo nghề; tạo điều kiện cho người dân tại Khu bảo tồn lưu giữ bản sắc dân tộc như: Ngôn ngữ, trang phục, nhà ở, nếp sinh hoạt, qua đó tạo không gian phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân…

Tin cùng chuyên mục