Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Họa Sắc Non Ngàn - Khi sinh viên tôn vinh trang phục DTTS Tây Bắc

Vàng A Ni - 07:05, 06/06/2023

Vừa qua, sinh viên Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội đã tổ chức thành công chương trình nghệ thuật “Họa Sắc Non Ngàn”. Sự kiện thể hiện hành trình đầy cảm hứng của các bạn sinh viên và các nhà thiết kế qua những sản phẩm tôn vinh vẻ đẹp và giá trị văn hóa các DTTS Tây Bắc.

Tiết mục múa dân tộc Tày mở màn cho đêm nghệ thuật tại Đại học Văn hóa Hà Nội
Tiết mục múa dân tộc Tày mở màn cho đêm nghệ thuật tại Đại học Văn hóa Hà Nội

Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội đã nhiều lần tổ chức các chương trình, sự kiện thành công với nhiều chủ đề, thông điệp ý nghĩa về vùng DTTS. Nối tiếp thế hệ đi trước, tập thể sinh viên Đại học Văn Hóa Hà Nội đã đưa tới một góc nhìn mới mẻ, năng động, đầy nhiệt huyết qua chương trình nghệ thuật biểu diễn, kết hợp trình diễn thời trang mang tên “Họa Sắc Non Ngàn” - chương trình nghệ thuật kết hợp giữa nhạc cụ dân tộc với trình diễn trang phục các DTTS vùng Tây Bắc.

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh phát biểu cảm xúc khi tham gia sự kiện
Tiến sĩ Trịnh Lê Anh phát biểu cảm xúc khi tham gia sự kiện

Sự kiện diễn ra tại Hội trường Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của khán giả cùng các vị khách mời có uy tín. Đặc biệt, sự kiện có sự góp mặt của những gương mặt nổi tiếng như: Tiến sĩ, MC/BTV Trịnh Lê Anh; “Họa mi của núi rừng Tây Bắc” Sèn Hoàng Mỹ Lam, diễn viên Nguyễn Minh Tiệp. Sự kiện với sự có mặt khoảng hơn 200 người tham dự.

Trang phục nam dân tộc Dao cũng được lựa trọn để trình diễn trong Chương trình
Trang phục nam dân tộc Dao cũng được lựa trọn để trình diễn trong Chương trình

Màn trình diễn thể hiện được “sự tổng hòa của giá trị truyền thống và hơi thở của tinh thần thời đại mới”.

Với những bộ sưu tập chất lượng được tài trợ từ các NTK/các đơn vị nổi tiếng, MC/BTV Đài truyền hình Việt Nam Trịnh Lê Anh, Họa mi của núi rừng Tây Bắc, Diễn viên/Giám đốc Nguyễn Minh Tiệp, cố vấn chuyên môn Catwalk Dương Phạm… chương trình đã thu hút và gây được tiếng vang lớn, góp phần đưa các giá trị văn hóa Tây Bắc đến gần hơn với sinh viên.

Về nguồn cảm hứng để tạo nên chương trình, bạn Nhật Linh - trưởng BTC cho biết: “Nguồn cảm hứng lớn nhất để tạo nên Họa Sắc Non Ngàn chính là lòng yêu mến thiên nhiên và con người vùng đất Tây Bắc, từ những thứ bình dị mà chân thật nhất, chúng mình đem lòng yêu những giá trị truyền thống của vùng đất này qua các bộ trang phục dân tộc. Hơn cả thế, sinh viên chúng mình nhìn nhận được sự thay đổi tích cực của các bộ trang phục đó bởi những người nghệ sĩ có tâm trong thời đại ngày nay”.

“Họa mi của núi rừng Tây Bắc” Sèn Hoàng Mỹ Lam tham gia biểu diễn tại sự kiện
“Họa mi của núi rừng Tây Bắc” Sèn Hoàng Mỹ Lam tham gia biểu diễn tại sự kiện
Với hai phần chính: “Âm hưởng dân tộc” và “Sự giao thoa cảm xúc”, chương trình đã trình diễn những bộ sưu tập từ truyền thống đến cách tân, dưới nền nhạc mang đậm bản sắc các DTTS vùng Tây Bắc, góp phần cho các bạn sinh viên đang theo học ngành Văn hóa thấu hiểu hơn về trang phục truyền thống cũng như các nhạc cụ truyền thống của các DTTS Việt Nam.

Một số hình ảnh đặc sắc tại sựu kiện "Họa Sắc Non Ngàn"

Họa Sắc Non Ngàn – Khi sinh viên tôn vinh trang phục DTTS Tây Bắc 5

Họa Sắc Non Ngàn – Khi sinh viên tôn vinh trang phục DTTS Tây Bắc 6

Họa Sắc Non Ngàn – Khi sinh viên tôn vinh trang phục DTTS Tây Bắc 7
(Tin PV) Họa Sắc Non Ngàn – Khi sinh viên tôn vinh trang phục DTTS Tây Bắc 7
(Tin PV) Họa Sắc Non Ngàn – Khi sinh viên tôn vinh trang phục DTTS Tây Bắc 8
Họa Sắc Non Ngàn – Khi sinh viên tôn vinh trang phục DTTS Tây Bắc 8

Ban Tổ chức cùng các khách mời chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện
Ban Tổ chức cùng các khách mời chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện



Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.