Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hoàn thiện giao thông miền núi: Nhìn từ Phú Yên

PV - 09:11, 28/05/2018

Với mục tiêu xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn các xã miền núi, đảm bảo thông suốt, đáp ứng đi lại và sản xuất của nhân dân. Từ năm 2013 đến nay, HĐND tỉnh Phú Yên đã ra Nghị quyết 75 và Nghị quyết 60 về bê tông hóa giao thông nông thôn.

Đây được xem là bước đột phá để phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo và từng bước hiện đại hóa nông thôn miền núi.

Nghị quyết đi vào cuộc sống

Ông Phạm Ngọc Công, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Phú Yên cho biết Nghị quyết 75 nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn, miền núi đảm bảo thông suốt, đáp ứng đi lại của nhân dân. Cụ thể, trong quá trình triển khai, riêng vùng miền núi, DTTS, tỉnh có chế độ hỗ trợ đặc thù cho các xã thuộc khu vực III được hỗ trợ thêm 80 triệu đồng/km, các xã khu vực II là 65 triệu đồng/km và các xã khu vực I là 50 triệu đồng/km.

Hệ thống đường giao thông được đầu tư xây dựng đã tạo thuận lợi cho người dân Sơn Hòa trong việc thu hoạch mía. Hệ thống đường giao thông được đầu tư xây dựng đã tạo thuận lợi cho người dân Sơn Hòa trong việc thu hoạch mía.

 

Sau 3 năm thực hiện (2013- 2015), vùng miền núi hoàn thành được hơn 200km đường nông thôn. Trong đó, huyện Đồng Xuân hoàn thành 81km/320 tuyến, huyện Sơn Hòa 39km/116 tuyến và huyện Sông Hinh hoàn thành 76km/143 tuyến.

Từ kết quả ban đầu này, vùng miền núi tiếp tục trở thành vùng trọng điểm được đầu tư kinh phí xây dựng đường nông thôn. Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Yên, thời điểm sau năm 2015, so với các xã đồng bằng, thì đường bê tông vùng miền núi vẫn đạt tỷ lệ thấp, với gần 300km trên tổng số 450km đường toàn tỉnh chưa hoàn thành như đăng ký. Theo đó, Sở GTVT tỉnh đã đưa ra kế hoạch bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020 hơn 1.000km. Trong đó, chủ trương tạm dừng đầu tư các tuyến ngõ xóm ở các xã vùng đồng bằng để ưu tiên cho các xã vùng miền núi, đặc biệt là các xã thuộc khu vực khó khăn.

Đây chính là căn cứ để HĐND tỉnh Phú Yên tiếp tục thông qua Nghị quyết 60 về Chủ trương đầu tư chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn các xã thuộc khu vực miền núi tỉnh, giai đoạn 2017-2020. Từ nghị quyết này, UBND tỉnh đã phân bổ vốn và duyệt kế hoạch bê tông hóa giao thông nông thôn cho các địa phương.

Năm 2017, UBND tỉnh Phú Yên đã tạm ứng 30 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh cho các huyện, thị xã có đường giao thông còn đạt tỷ lệ thấp để thực hiện. Dự kiến, trong giai đoạn 2017-2020, vùng miền núi của tỉnh sẽ được đầu tư hơn 439km đường, với tổng vốn thực hiện hơn 394 tỷ đồng.

Đáp ứng mong mỏi người dân

Ông La Văn Tỷ, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên chia sẻ: Hạ tầng giao thông nông thôn miền núi có ý nghĩa rất lớn trong hỗ trợ phát triển kinh tế ở vùng. Giao thông không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn thúc đẩy giao thương, mở rộng thị trường cho nông sản từ đây đi tiêu thụ ở các vùng khác. Nếu không có sự hỗ trợ từ chính sách thì vùng này khó có thể hoàn thành.

Anh Sô Y Thìn ở xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa), chỉ vào con đường nội đồng chạy dọc cánh đồng thôn Tân Hiên, vui vẻ nói: Nhà tôi có 3ha đất trồng mía, sắn ở cánh đồng này. Ngày trước đường lầy lội đi lại vất vả lắm. Mỗi vụ thu hoạch, phải trả gấp đôi công vận chuyển thì cộ bò mới chịu vô chở. Nay khỏe rồi, xe tải có thể vô tận ruộng, vừa bớt công, vừa bớt nhọc sức.

Tại thôn Phú Thịnh, xã Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa), hầu hết các tuyến đường trong thôn đã được bê tông hóa. Đường tới đâu, người dân kéo điện tới đấy, tạo ra bộ mặt nông thôn mới khang trang, sạch đẹp. Theo bà Lê Thị Hồng Hoa, Trưởng thôn Phú Thịnh, khi Nghị quyết 75 của HĐND tỉnh ra đời, thôn Phú Thịnh đã được hỗ trợ xi măng, kinh phí để hoàn thành 4,5km đường, chiếm hơn 95% tổng chiều dài đường toàn thôn.

Nhiều tuyến đường ở xã EA Ly (huyện Sông Hinh) cũng được bê tông nhờ các nghị quyết về làm đường nông thôn đi vào cuộc sống. Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Ly, cho biết: Giai đoạn 2013-2015, xã hoàn thành 16/16km đường trục xã, gần 9/11,7km đường trục thôn buôn, 1,43/1,64km đường ngõ xóm được bê tông cứng hóa. Từ Nghị quyết 60 giai đoạn 2017-2020, xã đăng ký hơn 22km của 30 tuyến với tổng vốn hơn 20,2 tỷ đồng. Hiện xã hoàn thành 1,1km đường đi suối Đá, với kinh phí 936 triệu đồng, phục vụ sản xuất cho 184ha của hơn 90 hộ dân…

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.