Hội nghị được tổ chức với sự tham dự của 240 học viênHội nghị có sự tham gia của Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND huyện Hoàng Su Phì; đại diện Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện; Ban Chỉ huy Quân sự huyện; Đồn Biên phòng Bản Máy, Đồn Biên phòng Thàng Tín; đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; đại diện Thường trực Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn; đại diện Công an các xã, thị trấn; các công chức: Văn hóa Xã hội, Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng HĐND và UBND (phụ trách giải quyết TTHC), cán bộ bán chuyên trách phụ trách công tác dân tộc - tôn giáo thuộc UBND các xã, thị trấn; Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn nơi có các điểm nhóm tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; đại diện các điểm nhóm tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng.
TS. Hoàng Văn Chung, Viện Dân tộc học và Tôn giáo học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam truyền đạt chuyên đề tại Hội nghị240 học viên tham dự đã được truyền đạt về các chuyên đề: Chủ trương, đường lối của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kiến thức chung về tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình tôn giáo vùng biên giới trên bộ; Kinh nghiệm xử lý những tình huống trong hoạt động quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo; Thủ tục hành chính về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã.
TS. Nguyễn Văn Quý, Viện Dân tộc học và Tôn giáo học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam truyền đạt chuyên đề tại Hội nghịHọc viên Triệu Mùi Sếnh, công chức Văn hóa – Xã hội xã Túng Sán chia sẻ: Tham dự Hội nghị, các học viên được phát biểu, trao đổi và giải đáp nhiều thắc mắc liên quan tới đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Với bản thân tôi, sau Hội nghị lần này đã tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ các giảng viên, từ đó có thể vận dụng áp dụng vào tình hình thực tế tại địa phương trong quá trình làm nhiệm vụ liên quan tới công tác dân tộc và tôn giáo.
TS. Đào Đình Thưởng, Khoa Dân tộc và Tôn giáo, Học viện Chính trị KV1 truyền đạt chuyên đề tại Hội nghịÔng Bùi Thanh Hưởng, Trưởng phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Hoàng Su Phì đánh giá, thông qua Hội nghị, các học viên được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xử lý các vấn đề liên quan đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong tình hình mới.
Đồng thời, là dịp để các học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra kiến nghị, đề xuất có liên quan; vận dụng kiến thức tiếp thu vào hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động đảm bảo đúng quy định, ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội địa phương.
Ths. Nông Phúc Hậu, Trưởng phòng Quản lý Tín ngưỡng – Tôn giáo, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang truyền đạt chuyên đề tại Hội nghịCùng với quá trình đổi mới đất nước (từ năm 1986), công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đã đem lại nhiều kết quả, hiệu quả cao; qua đó đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực: sự trở lại của niềm tin tôn giáo, sự gia tăng số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo; nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với quy mô lớn đã thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham dự; các tổ chức tôn giáo được công nhận xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc… Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng Nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống kinh tế, xã hội của đất nước.
Học viên phát biểu, trao đổi kinh nghiệm thực tế tại Hội nghịTrên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang hiện có 13 dân tộc cùng chung sống, với nhiều tín ngưỡng dân gian và 3 tôn giáo đã được Nhà nước cho phép hoạt động gồm: Phật giáo, Tin Lành và Công giáo, với hơn 3500 tín đồ, chiếm khoảng 5% dân số trên toàn huyện.
Những năm qua, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện diễn ra ổn định, tuân thủ, chấp hành đúng quy định của pháp luật, hiến chương, điều lệ, tôn chỉ, mục đích của các tổ chức tôn giáo. Quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo ngày càng cởi mở, gắn bó, tạo được sự đồng thuận trong chức sắc, chức việc yên tâm, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia, hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa… thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo”, làm tròn nghĩa vụ công dân.
Đồng thời, các tổ chức tôn giáo tích cực phối hợp với chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng trong đấu tranh, ngăn chặn việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động vi phạm pháp luật, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố.