Ông Bùi Thanh Hưởng, Trưởng phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Hoàng Su Phì phát biểu khai mạc Hội nghịHội nghị có sự tham gia của Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND huyện Hoàng Su Phì; đại diện Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện; Ban Chỉ huy Quân sự huyện; Đồn Biên phòng Bản Máy, Đồn Biên phòng Thàng Tín; đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; đại diện Thường trực Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn; đại diện Công an các xã, thị trấn; các công chức: Văn hóa Xã hội, Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng HĐND và UBND (phụ trách giải quyết TTHC), cán bộ bán chuyên trách phụ trách công tác dân tộc - tôn giáo thuộc UBND các xã, thị trấn; Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn nơi có các điểm nhóm tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; đại diện các điểm nhóm tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng.
Hội nghị có sự tham gia của 240 học viênTrong thời gian tổ chức, 240 học viên sẽ được truyền đạt về các chuyên đề: Chủ trương, đường lối của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kiến thức chung về tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình tôn giáo vùng biên giới trên bộ; Kinh nghiệm xử lý những tình huống trong hoạt động quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo; Thủ tục hành chính về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã.
TS. Hoàng Văn Chung – Viện Dân tộc học và Tôn giáo học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam truyền đạt về chuyên đề: Chủ trương, đường lối của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hànhTham gia giảng dạy, truyền đạt chuyên đề tại Hội nghị có TS. Hoàng Văn Chung, TS. Nguyễn Văn Quý, Viện Dân tộc học và Tôn giáo học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; TS. Đào Đình Thưởng, Khoa Dân tộc và Tôn giáo, Học viện Chính trị KV1; Ths. Nông Phúc Hậu, Trưởng phòng Quản lý Tín ngưỡng – Tôn giáo, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang.
Thông qua Hội nghị, các học viên sẽ được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xử lý các vấn đề liên quan đến công tác tín ngưỡng, tôn giáo; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong tình hình mới.
Đồng thời, là dịp để các học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra kiến nghị, đề xuất có liên quan; vận dụng kiến thức tiếp thu vào hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động đảm bảo đúng quy định, ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội địa phương.