Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hoạt động tháng 3 với chủ đề “Mùa Xuân và Tuổi trẻ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

PV - 21:00, 28/02/2023

Từ ngày 1 đến 31/3/2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa có ý nghĩa gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hóa dân tộc, góp phần thu hút khách du lịch, kết nối quảng bá du lịch văn hóa địa phương, vùng miền, tạo môi trường đồng bào các dân tộc đoàn kết chung tay bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Đồng bào dân tộc Ê đê giới thiệu các bài hát, điệu xoang của dân tộc mình trong không khí vui tươi mừng Đảng, mừng Xuân. Ảnh: Hoàng Tâm
Đồng bào dân tộc Ê Đê giới thiệu các bài hát, điệu xoang của dân tộc mình trong không khí vui tươi mừng Đảng, mừng Xuân. Ảnh: Hoàng Tâm

Hoạt động tháng 3 có sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 15 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglay, Ê Đê, Khmer) đến từ các địa phương trên cả nước và các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chương trình tháng 3 “Mùa Xuân và Tuổi trẻ” với các hoạt động gắn với Tháng Ba - tháng Thanh niên như: Ngày hội thanh niên với văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung” với các cuộc gặp gỡ của các bạn trẻ yêu văn hóa dân tộc và những người con của đồng bào các dân tộc để chia sẻ các giải pháp, cách làm hay cùng bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mình; tái hiện lễ hội cồng chiêng của dân tộc Ba Na đến từ tỉnh Gia Lai và giới thiệu, trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên.

Đối với đồng bào Tây Nguyên, tiếng cồng chiêng theo suốt cuộc đời của họ từ khi sinh ra đến khi về với đất. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của cồng chiêng, ngoài sự truyền thụ của những lớp người lớn tuổi thì không thể không nhắc tới vai trò giữ lửa của lớp trẻ - những thanh niên DTTS hôm nay. Những thanh niên người Ba Nar cùng với những bạn trẻ Tây Nguyên tại Làng cùng nhau biểu diễn cồng chiêng, giao lưu học hỏi kinh nghiệm truyền dạy cồng chiêng của các già làng, những người có kinh nghiệm và thế hệ trẻ.

Vào các dịp cuối tuần sẽ có Chương trình hoạt động điểm nhấn “Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật” . Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: Ê Đê, Xơ đăng, Cơ Tu, Tà Ôi, Ba Na, Gia Rai cùng giới thiệu về cây cà phê, hoa cà phê, kỹ thuật rang xay cà phê và cùng với du khách thưởng thức những ly cà phê đượm chất Tây Nguyên. Cùng với đó là âm nhạc, là cồng chiêng, là vòng xoang Tây Nguyên và nghề thủ công truyền thống gắn với không gian văn hóa buôn làng.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Mùa Xuân yêu thương” của nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bài dân ca, điệu dân vũ về mùa Xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người khi tháng Ba về, về mùa Xuân, về đất nước với một sức sống mới, niềm cảm hứng mới.

Tại không gian Làng Văn hóa, du khách sẽ được tham gia các hoạt động trải nghiệm văn hóa dân tộc cùng đồng bào như: Trải nghiệm “Nấu bữa cơm gia đình trên nhà sàn dân tộc”; trải nghiệm các nhạc cụ dân tộc truyền thống và thực hành diễn xướng dân gian; trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống với tổ hợp các trò chơi: Ném pao, ném ngô vào quẩy tấu, đánh yến của dân tộc Mông, đi cà kheo, chơi tó má lẹ, kéo co; Trải nghiệm làm đồ thủ công truyền thống: Đan lát những vật dụng gắn với văn hóa của đồng bào (làng dân tộc Tày, làng dân tộc Thái, làng dân tộc Cơ Tu, làng dân tộc Gia Rai) và sau khi trải nghiệm là được mang về sản phẩm như cái giỏ xinh xắn, cái gùi bé nhỏ hoặc cái nhà rông bé xinh…

Bên cạnh đó là các hoạt động hằng ngày, cuối tuần, hội Xuân, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.