Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Học sinh Việt Nam đoạt 4 Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế năm 2022

T.Hợp - 21:00, 18/07/2022

Ngày 18/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Hóa học Quốc tế năm 2022. Theo đó, cả 4 học sinh dự thi đều đoạt Huy chương Vàng, đứng thứ 2 thế giới.

Đội tuyển Việt Nam dự Olympic hóa học quốc tế năm 2022 - Ảnh: Đội tuyển Việt Nam dự Olympic hóa học quốc tế năm 2022 - Ảnh: Bộ GD&ĐTBộ GD-ĐT
Đội tuyển Việt Nam dự Olympic hóa học quốc tế năm 2022. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Olympic Hóa học Quốc tế năm 2022 được tổ chức tại Trung Quốc, tuy nhiên đội tuyển Việt Nam được tham dự bằng hình thức trực tuyến từ ngày 8-18/7/2022 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Olympic Hóa học quốc tế năm 2022 có sự tham dự của hơn 326 thí sinh đến từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đội tuyển Việt Nam có 4 thí sinh tham dự và cả 4 thi sinh đã xuất sắc đoạt Huy chương Vàng, đứng thứ 2 thế giới.

Với thành tích 4 Huy chương Vàng, đội tuyển quốc gia Việt Nam đã ghi dấu ấn vô cùng đặc biệt, được Ban Tổ chức đánh giá rất cao. Đây là lần thứ 2 tất cả học sinh dự thi trong đội tuyển đều đạt Huy chương Vàng (lần đầu tiên là năm 2020).

Cụ thể 4 học sinh đoạt Huy chương Vàng gồm: Nguyễn Việt Phong, Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (Thành phố Hồ Chí Minh); Trần Đức Minh, Trường Trung học phổ thông chuyên Biên Hòa (Hà Nam); Phan Xuân Hành, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh (Hà Tĩnh); Phạm Nguyễn Minh Tuấn, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Kết quả xuất sắc của Olympic Hoá học quốc tế năm 2022 đã khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của học sinh, giảng viên, giáo viên và các nhà trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Kết quả này cũng thể hiện sự tiến bộ của đoàn Olympic Hóa học, trong đó, kết quả của nội dung thi thực hành, thí nghiệm khẳng định vị trí của Việt Nam với các nước tiên tiến trên thế giới. Đây là sự chuyển biến tích cực, hiệu quả của công tác đào tạo các môn thực nghiệm nói chung, Hóa học nói riêng trong những năm gần đây./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.