Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc- Tôn giáo

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau: Thực hành đường hướng tốt đẹp trong hoạt động tôn giáo

Hạnh Nguyên - 17:22, 24/07/2023

Với tư cách là tổ chức xã hội, thành viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam, bằng nhiều hoạt động, việc làm ý nghĩa cụ thể, nhiều năm qua, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (ĐKSSYN) tỉnh Cà Mau đang góp phần chung tay cùng với chính quyền địa phương, chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer gặp khó khăn, lan tỏa tấm lòng từ bi của những người con Phật, thực hành đường hướng tốt đẹp trong hoạt động tôn giáo...

Khẳng định vai trò của Hội ĐKSSYN trong đời sống tôn giáo

Tỉnh Cà Mau có 9.732 hộ đồng bào dân tộc Khmer, với khoảng 39.000 người. Đa phần đồng bào theo đạo Phật thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có 7 chùa Phật giáo Nam tông Khmer và 10 Salatene.

Với tinh thần trách nhiệm sống “Tốt đời, đẹp đạo” Hoà thượng Thạch Hà luôn quan tâm đến công tác thế sự
Với tinh thần trách nhiệm sống “Tốt đời, đẹp đạo” Hòa thượng Thạch Hà luôn quan tâm đến công tác thế sự

Ông Triệu Quang Lợi - Nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cho biết: Hầu hết các vị chức sắc Hội ĐKSSYN đều giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Do vậy, mối quan hệ phối hợp giữa Ban Trị sự Phật giáo và Hội ĐKSSYN ở các địa phương diễn ra khá thuận lợi, đúng theo phương châm và giáo lý, giáo luật. Điều này, đã góp phần quan trọng trong việc phát huy vai trò của Hội là thành viên MTTQ Việt Nam từ khi mới ra đời cho đến nay.

Khẳng định và nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hội trong đời sống đồng bào Khmer, Chỉ thị 19-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư về công tác trong vùng đồng bào Khmer trong tình hình mới, đã nêu rõ: “... phát huy vai trò của Hội ĐKSSYN, ban quản lý chùa và Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer đối với công tác vận động đồng bào... đây là sự quan tâm hết sức đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer, Ông Triệu Quang Lợi nhấn mạnh.

Theo Hòa Thượng Thạch Hà - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau, Hội trưởng Hội ĐKSSYN, với phương châm “Đạo pháp, Dân tộc và xã hội chủ nghĩa”, luôn gắn kết chặt chẽ và cùng song hành với các chủ trương, chính sách của Đàng, Nhà nước, bao năm nay, tăng tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Màu luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy tối đa tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Qua đó, đã tạo niềm tin phấn khởi trong đồng bào, từ đó đồng bào dân tộc Khmer có nhiều nỗ lực, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển lao động sản xuất, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xây dựng phum sóc văn minh.

Dàn nhạc ngũ của Hội ĐKSSYN chuyên đi phục vụ miễn phí vào các dịp lễ tết của đồng bào Khme
Dàn nhạc ngũ của Hội ĐKSSYN chuyên đi phục vụ miễn phí vào các dịp lễ tết của đồng bào Khmer

Cộng đồng trách nhiệm, tăng cường công tác thế sự.

Với tư cách là tổ chức xã hội, thành viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam, bằng nhiều hoạt động, việc làm ý nghĩa cụ thể trong nhiều năm qua, Hội ĐkSSYN tỉnh Cà Mau đang góp phần chung tay cùng với chính quyền địa phương, chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer gặp khó khăn, cùng tương trợ lan tỏa tấm lòng từ bi của những người con Phật, thực hành đường hướng tốt đẹp trong hoạt động tôn giáo.

Trên tinh thần tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn, Hội ĐkSSYN tỉnh Cà Mau luôn tích cực tham gia chia sẻ khó khăn với chính quyền, người dân địa phương. Chư tăng, phật tử đã tích cực hưởng ứng các phong trào giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn, công tác giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai; phòng, chống đại dịch Covid-19. 

Nổi bật là chùa Monivongsa do Hòa thượng Thạch Hà làm trụ trì, đã phối hợp với lực lượng y, bác sĩ Đông, Tây y các nhóm thiện nguyện TP. Hồ Chí Minh tổ chức khám Đông, Tây y kết hợp và cấp thuốc miễn phí cho hàng 100.000 lượt người nghèo, người già neo đơn không nơi nương tựa, tiền mặt, vật chất và nhu yếu phẩm, quy thành tiền ước tính trên 5 tỷ đồng. 

Lễ dâng Y cà sa- Nét văn hóa đặc sắc thể hiện sự tôn kinh của phật tử dành cho các vị chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer
Lễ dâng Y cà sa- Nét văn hóa đặc sắc thể hiện sự tôn kính của phật tử dành cho các vị chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer

Trong dịp Hè từ năm 2017 - 2022, Hội ĐKSSYN Cà Mau đã phối hợp cùng các sở, ban ngành, tổ chức việc dạy và học chữ Khmer. Trung bình mỗi năm vào dịp Hè, các địa phương trong tỉnh mở khoảng 30 lớp dạy và học chữ Khmer tại 20 điểm trường, số lượng con em theo học từ 600 - 700 em. Giáo viên của các lớp là các vị sư sãi, Ban Quản trị các chùa, Salatene, Achar đã qua các lớp tập huấn đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm chữ Khmer. 

Ông Trần Văn Hiện - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh ghi nhận: Những năm qua, Hội ĐKSSYN tỉnh đã khẳng định rõ vai trò, chức năng trong việc vận động sư sãi và đồng bào Khmer trong tỉnh thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo; đồng thời, phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Khmer và chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Đặc biệt, Hội là nơi gửi gắm niềm tin của chức sắc, đồng bào phật tử Khmer, nơi đạo và đời được gắn kết và thể hiện rõ nét. 

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Ngày 14/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp huyện và cấp xã năm 2024.