Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Kinh Lá Buông”

Như Tâm - 18:50, 11/05/2023

Ngày 11/5, tại chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang cùng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Kinh Lá Buông”.

Chư Tôn Trưởng lão Hòa thượng Hội đồng chứng minh tại Hội thảo khoa học
Chư Tôn Trưởng lão Hòa thượng Hội đồng chứng minh tại Hội thảo khoa học

Chứng minh và tham dự hội thảo có Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty - Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương, Trưởng ban Tổ chức. Cùng minh chứng có Hòa thượng Đào Như, Hòa thượng Thạch Sok Sane, Hòa thượng Thích Thiện Thống, Hòa thượng Thích Huệ Thông - đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Hòa thượng Danh Lung; ông Lê Minh Khánh - Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ; Ts. Phan Thanh Định - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; cùng đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục An ninh Nội địa - Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Quân khu 9, Quân khu 7; chính quyền tỉnh An Giang; đơn vị tổ chức Hội thảo; cùng các nhà nghiên cứu, học giả tri thức...

Chư Tôn Trưởng lão Hòa thượng Hội đồng chứng minh phát hồi kinh cầu gia hộ
Chư Tôn Trưởng lão Hòa thượng Hội đồng chứng minh phát hồi kinh cầu gia hộ

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức khẳng định: “Hội thảo được xác định là việc làm hết sức có ý nghĩa, thiết thực và cấp bách nhằm giữ gìn và phát huy giá trị trí tuệ bậc tiền nhân của chư tăng và phật tử Khmer để lại. Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy tốt giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Kinh Lá Buông còn là việc làm thể hiện đầy trách nhiệm và bày tỏ lòng thành kính tri ân đối với bậc tiền nhân, thể hiện đầy trách nhiệm đối với thế hệ hôm nay và mai sau. Chúng tôi mong rằng tại Hội thảo khoa học hôm nay, chư tôn đức, các học giả các nhà nghiên cứu sẽ tập trung thảo luận, đối chiếu luận cứ khoa học, tìm ra những dữ liệu mới bổ sung vào điều còn khiếm khuyết, tháo gỡ những điểm nghẹn, làm rõ thêm những điều còn mơ hồ và tìm ra giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy tốt ý nghĩa và giá trị Kinh Lá Buông”.

 Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Tổ chức phát biểu chào mừng và khai mạc Hội thảo
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức phát biểu chào mừng và khai mạc Hội thảo

Báo cáo đề dẫn, Hòa thượng Danh Lung - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam Tông Khmer cho biết, tại Hội thảo lần này Ban Tổ chức đã nhận hơn 70 bài tham luận, bài nghiên cứu từ các chư Tôn đức, nhà nghiên cứu, các giáo sư, tiến sĩ các nhà khoa học, học giả đến từ khắp mọi miền đất nước.

Hòa thượng Danh Lung – Ủy viên Thư ký HĐTS, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam Tông Khmer phát biểu đề dẫn
Hòa thượng Danh Lung - Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam Tông Khmer phát biểu đề dẫn

Ban Đạo từ tại Hội thảo, Trưởng lão Hòa thượng Châu Ty khái quát về lịch sử của Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo Nam Tông Khmer trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, cùng đó là các giá trị di sản mà đặc biệt giá trị phi vật thể Kinh Lá Buông. Hòa thượng tán thán Hòa thượng Chủ tịch cùng Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã tổ chức Hội thảo khoa học lần này, góp phần thiết thực để góp phần bảo tồn và phát huy ý nghĩa và giá trị vốn có của Kinh, sách lá Buông.

Sách Lá Buông quí được Ban tổ chức giới thiệu tại Hội thảo
Sách Lá Buông quý được Ban Tổ chức giới thiệu tại Hội thảo

Kinh Lá Buông hay gọi là Sách Lá Buông là loại sách viết trên lá khô. Theo nhiều học giả nghiên cứu đã xuất hiện tại nhiều nước Nam Á cách đây hơn 2.000 năm, để ghi chép các loại kinh như kinh Phật và các sự kiện khác trong đời sống. Những nước chịu ảnh hưởng văn hóa - tôn giáo của các nước Nam Á như Ấn Độ hay Sri Lanka thì cũng sử dụng sách lá Buông như Myanmar, Thái lan, Campuchia…

Cũng tương tự, Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng văn hóa Bà La Môn giáo và Phật giáo, nên cũng sử dụng sách lá Buông trong việc tu học cũng như ghi chép các sự kiện trong đời sống. Đến khi có sách giấy xuất hiện thì Phật giáo Nam tông Khmer chuyển sang sử dụng dần sách giấy nhiều hơn, ít sử dụng sách lá Buông, từ đó sách lá Buông ít được phát huy, đã trở thành sách cổ quý hiếm.


Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.