Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo tồn ngôn ngữ Khmer

Hạnh Nguyên - 16:40, 01/05/2021

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, với số dân trên 1,3 triệu người. Với đặc thù đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer gắn bó với bản sắc văn hoá, nghi lễ Phật giáo Nam tông và chùa, do đó việc bảo tồn, giữ gìn và sử dụng tiếng Khmer có ý nghĩa đặc biệt quan trọng…


Dự án dạy nghề và tiếng Khmer của Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã hỗ trợ hàng trăm hộ gia đình tham gia dự án có việc làm thường xuyên.
Dự án dạy nghề và tiếng Khmer của Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã hỗ trợ hàng trăm hộ gia đình tham gia dự án có việc làm thường xuyên.

Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống đã xây dựng các chương trình, dự án để đồng bào Khmer có điều kiện bảo tồn, sử dụng tiếng mẹ đẻ. Minh chứng như, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo; xây dựng các bộ từ điển, chữ viết; các bộ giáo trình đưa vào dạy học trong nhà trường; tổ chức nhiều lớp học tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức...

Hòa thượng Tăng Nô, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Phó Hiệu trưởng Trường Bổ túc văn hóa trung cấp Pali Nam Bộ chia sẻ, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước là cơ sở quan trọng, để các cấp chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, sử dụng tiếng Khmer.

Hoà Thượng nêu ví dụ, tại hai tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer, như Trà Vinh và Sóc Trăng, đã có Trường Bổ túc Văn hóa Pali. Đặc biệt, từ năm 2016, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của sư sãi và đồng bào Khmer, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập tại quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. “Rất phấn khởi là, hiện nay đồng bào, các phật tử, các cháu học sinh rất quan tâm tham gia học tập tiếng nói, chữ viết của mình”, Hòa thượng Tăng Nô nói.

Tại tỉnh Kiên Giang, từ năm 2014 đến nay, các chùa trong tỉnh đã mở 34 lớp sơ cấp Pali cho 638 học viên, 29 lớp kinh luật giới cho 353 học viên, 1.220 lớp ngữ văn Khmer hè (từ lớp 1 đến lớp 7), thu hút 30.481 lượt học viên tham gia học tập. Địa phương cũng đã tổ chức được 5 kỳ thi tốt nghiệp Pali, kinh luật giới và chữ Khmer,với 892 thí sinh tham gia dự thi.

Ở Sóc Trăng, Đề án đào tạo tiếng Khmer được Tỉnh ủy phê duyệt đã và đang thực hiện hiệu quả. Mục tiêu Dự án đến năm 2025 đào tạo cho hơn 2.300 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn, ở 3 mức độ khác nhau, gồm: Lớp căn bản dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; lớp nâng cao áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các xã có đông đồng bào Khmer và các ngành, lĩnh vực trực tiếp tiếp xúc với đồng bào Khmer; lớp nâng cao về kỹ năng biên dịch, phiên dịch để phục vụ công tác chuyên môn ở một số ngành, lĩnh vực đặc thù.

Một lớp dạy tiếng Khmer cho các vị sư tại chùa Pothi Somrôn.
Một lớp dạy tiếng Khmer cho các vị sư tại chùa Pothi Somrôn.


Ông Thạch Đy, Bí thư Chi bộ ấp Phônôcambôth, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) chia sẻ: Mỗi lần có cán bộ về phum sóc biết nói tiếng dân tộc, bà con vui lắm. Đi đến đâu cũng nghe tiếng chào, hỏi bằng tiếng Khmer. Cán bộ vận động bà con làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo, hay tuyên truyền hướng dẫn phòng, chống Covid, bà con hiểu ngay và thực hiện rất nghiêm túc.

Tại An Giang, ông Chau Anne, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang cho biết, Ban Dân tộc cũng đã phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh mở lớp đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ tỉnh An Giang. Theo đó, năm 2020, tỉnh An Giang cử 40 học viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác về lĩnh vực văn hóa, công tác dân tộc tham gia lớp học này.

Đại úy Nguyễn Minh Tân, trợ lý trinh sát quân báo, Ban CHQS huyện Tri Tôn, Bộ CHQS tỉnh An Giang bộc bạch: Địa bàn của đơn vị tiếp giáp với biên giới. Từ việc học nói và viết tiếng dân tộc, chúng tôi hiểu hơn con người, văn hóa, phong tục tập quán đồng bào Khmer; giúp chúng tôi tự tin hơn trong giao tiếp, thuận lợi trong tuyên truyền, vận động bà con.

Nhấn mạnh thêm về những thuận lợi khi cán bộ biết nói tiếng dân tộc, Đại úy Hoàng Văn Nhân, Trưởng chốt phòng, chống Covid-19 (số 12) tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Giao tiếp tiếng đồng bào tốt, không chỉ gắn kết thêm tình quân - dân, mà còn thực hiện nhiệm vụ phiên dịch, hướng dẫn, vận động đồng bào thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch; hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, những quy định về an ninh, trật tự khu vực biên giới, giúp đồng bào các dân tộc thực hiện tốt hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước”.

Ông Sơn Phước Hoan, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT, thành viên Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo tiếng Khmer tỉnh Sóc Trăng nhìn nhận, với sự chăm lo toàn diện của Đảng và Nhà nước, trong đó có các đề án bảo tồn văn hoá, tiếng nói, chữ viết đồng bào DTTS đang góp phần khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc từ cơ sở. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030…, thì việc đầu tư bảo tồn và sử dụng tiếng đồng bào DTTS càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực.

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.