Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hơn 100 nghìn thí sinh Hà Nội bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10

T.H - 22:22, 08/06/2024

Sáng 8/6, hơn 100 nghìn thí sinh Hà Nội bước vào thi môn Ngữ văn - bài thi chính thức đầu tiên của kỳ thi lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025.


(TH) Hơn 100 nghìn thí sinh Hà Nội bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Các thí sinh đã hoàn thành môn thi đầu tiên của Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm học 2024-2025 được tổ chức với ba môn thi dành cho khối không chuyên, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và thi trong ngày 8 và 9/6. Những thí sinh có nguyện vọng thi vào khối chuyên, chương trình song bằng tú tài tiếp tục thi thêm các môn theo quy định vào ngày 10 và 11/6.

Thí sinh có 3 nguyện vọng vào trường THPT công lập khối không chuyên, trong đó nguyện vọng 1 và 2 nằm trong cùng một khu vực tuyển sinh, nơi thí sinh cư trú hoặc có địa chỉ thường trú. Nguyện vọng 3 nằm ở khu vực bất kỳ trong 12 khu vực tuyển sinh trên địa bàn Hà Nội.

(TH) Hơn 100 nghìn thí sinh Hà Nội bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 1
Nụ cười rạng rỡ sau môn thi đầu tiên

Để kỳ thi diễn ra trơn tru, Hà Nội đã tổ chức 201 điểm thi với 4.532 phòng thi và gần 20.000 người phục vụ kỳ thi quan trọng này, với gần 15.500 cán bộ, giáo viên tham gia công tác coi thi, hơn 2.000 cán bộ chấm thi. Hà Nội cũng huy động hơn 600 cán bộ làm công tác thanh tra tất cả các khâu của kỳ thi như chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, xét tuyển thẳng, công nhận trúng tuyển.

Sáng 8/6, các thí sinh thi môn đầu tiên là môn Ngữ văn. Đánh giá về đề Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2024, nhiều giáo viên cho rằng, cấu trúc đề thi quen thuộc, các kiểu dạng câu hỏi không bất ngờ với thí sinh.


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.