Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Ngành Chăn nuôi trước dịch tả lợn châu Phi: Khó khăn thực hiện nhiệm vụ “kép”

Sỹ Hào - 09:54, 03/07/2020

Dịch tả lợn châu Phi (TLCP) đang có nguy cơ tái bùng phát. Lúc này, cùng với công tác dập dịch thì việc triển khai các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi là hết sức cần thiết.

Xã Chiềng Cọ, TP. Sơn La (Sơn La) tái bùng phát dịch TLCP, buộc phải lập chốt kiểm soát dịch tại ngã ba bản Ót Luông.
Xã Chiềng Cọ, TP. Sơn La (Sơn La) tái bùng phát dịch TLCP, buộc phải lập chốt kiểm soát dịch tại ngã ba bản Ót Luông.

Vừa vay vốn tái đàn lại tiếp tục gặp dịch

Theo số liệu của Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện dịch TLCP đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố, tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 4.000 con. Đáng chú ý, nhiều hộ chăn nuôi vừa vay vốn ngân hàng để tái đàn, nay lại đối mặt với đợt dịch mới.

Như gia đình bà Vương Thị Sáu, ở bản Màng, phường Quyết Thắng, TP. Lai Châu (Lai Châu), sau đợt dịch trước, khi nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước, gia đình bà vay thêm Ngân hàng Chính sách xã hội 50 triệu đồng để tái đàn. Sau mấy tháng nuôi, đàn lợn của gia đình bà chuẩn bị xuất chuồng thì lại tiếp tục gặp dịch, buộc phải tiêu hủy toàn bộ. Số tiền vay đầu tư vào tái đàn lợn nay đã mất trắng.

Cũng như gia đình bà Sáu, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn TP. Lai Châu đang điêu đứng vì dịch TLCP tái bùng phát. Được biết, cuối tháng 3/2020, tỉnh Lai Châu công bố hết dịch tả TLCP. Tuy nhiên từ đầu tháng 6 đến nay, dịch lại bùng phát trở lại trên địa bàn. Ổ dịch tái bùng phát đầu tiên được ghi nhận vào ngày 8/6 tại phường Quyết Thắng và đến nay đã lây lan đến 4 phường, xã khác. Tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là hơn 100 con.

Ngoài Lai Châu, dịch TLCP hiện đang bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến dự báo, nguy cơ dịch tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng là rất lớn; nhất là trong bối cảnh thời tiết nắng nóng găy gắt như hiện nay.

Khoanh vùng dập dịch và khẩn trương hỗ trợ

Dịch TLCP tái bùng phát đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn. Đặc biệt, nguy cơ thiếu nguồn cung sẽ khiến nỗ lực đưa lợn hơi giảm về mức 60.000 đồng/kg của Chính phủ càng khó khăn.

Sau nhiều nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, giá thịt lợn trên thị trường đã có xu hướng giảm, dù chỉ giảm nhẹ. Hiện giá thịt lợn vẫn dao động 93 - 100 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nguồn cung đang giảm mạnh, nên khả năng giá lợn hơi tăng trở lại là không tránh khỏi.

Nguyên nhân của việc tái phát dịch là do ổ dịch cũ vẫn còn mầm bệnh. Việc vận chuyển, giết mổ phải lợn mang mầm dịch đã làm lây lan Virus dịch sang các địa bàn khác nhau. Chính vì vậy, việc cần làm ngay lúc này là ngành Nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương và người chăn nuôi phải triển khai đồng bộ các giải pháp để khoanh vùng, dập dịch, không để dịch lây lan.

Cùng với đó, chính quyền các địa phương cần giải ngân kịp thời nguồn vốn hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại theo Quyết định số 793/QĐ-TTg, ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch TLCP (QĐ 793).

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tổng kinh phí để thực hiện QĐ 793 là khoảng 13.248,61 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến tháng 5/2020, các tổ chức tín dụng tại 63 tỉnh/thành phố mới cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ 606 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay cho 163,61 tỷ đồng dư nợ; cho vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh dư nợ 479 tỷ đồng.

Giải ngân nguồn vốn hỗ trợ sớm để người chăn nuôi có điều kiện tái đàn là việc cần làm. Nhưng điều kiện bắt buộc là phải bảo đảm an toàn trong chăn nuôi. Chính vì vậy, hiện ngành Chăn nuôi đang phải thực hiện nhiệm vụ “kép”, được dự báo là rất khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Sóc Trăng: 247 học viên tham gia lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024

Sáng 10/10, tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai giảng các lớp đào tạo tiếng Khmer năm 2024. Tham sự kiện có: ông Võ Chí Công, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các ban, ngành của tỉnh Sóc Trăng; các thầy cô và học viên là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.