Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Hướng phát triển mới của chợ phiên Hà Lâu

Trình Hiệp - 09:15, 28/05/2021

Chợ phiên Hà Lâu là phiên chợ duy nhất hoạt động mang đậm bản sắc chợ phiên của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chợ được phục dựng lại từ năm 2018, đến nay đã trở thành nơi giao thương quen thuộc của người dân xã Hà Lâu nói riêng và cả huyện Tiên Yên nói chung. Hiện tỉnh Quảng Ninh đang triển khai Đề án mở rộng chợ phiên Hà Lâu tích hợp các điểm tham quan, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng... nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế cho người dân địa phương.

Các lễ hội văn hóa đặc sắc được phục dựng nguyên gốc tại chợ phiên Hà Lâu
Các lễ hội văn hóa đặc sắc được phục dựng nguyên gốc tại chợ phiên Hà Lâu

Chợ phiên Hà Lâu, thuộc xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên, cách TP. Hạ Long 70km, nằm sát với huyện Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn, giao thông đi lại thuận lợi. Theo các cụ cao tuổi ở Hà Lâu kể, chợ phiên Hà Lâu hình thành tự phát từ khoảng những năm 1965. 

Trước đây, khi giao thông chưa thuận lợi như hiện nay, chợ phiên là điểm tụ họp, nơi giao thương hàng hoá, giao lưu đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Dao Thanh Y, Sán Chỉ, Tày...cùng sinh sống trên địa bàn huyện Tiên Yên và các khu vực lân cận (như huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn).

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Lâu, để đưa chợ phiên Hà Lâu vào khai thác du lịch, huyện Tiên Yên đã xây dựng chợ trên diện tích hơn 1.000m2 và chính thức đưa vào hoạt động tháng 10/2018. Chợ được chia thành nhiều gian bán hàng, là nơi tập trung buôn bán mỗi dịp cuối tuần, đồng thời, giữ gìn nét văn hóa độc đáo của bà con các dân tộc trên địa bàn.

Chợ phiên trở thành nơi giao thương quen thuộc mỗi cuối tuần của đồng bào DTTS tại Quảng Ninh. Đồng thời cũng là điểm du lịch văn hóa dân tộc được du khách lựa chọn.
Chợ phiên trở thành nơi giao thương quen thuộc mỗi cuối tuần của đồng bào DTTS tại Quảng Ninh. Đồng thời cũng là điểm du lịch văn hóa dân tộc được du khách lựa chọn.

Kể từ khi chính thức được xây dựng và đưa vào hoạt động, chợ phiên Hà Lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc của bà con dân tộc thiểu số ở các huyện lân cận như, huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà. Đồng bào mang tới đây lâm sản, các loại hoa quả thu hái trên rừng, các loại nông sản, thực phẩm sạch như: Gừng, địa liền, mật ong, gà Tiên Yên, ngan, ốc khe, cá khe, măng rừng, thuốc tắm, rượu men lá...

Với bản sắc văn hóa chợ vùng cao, phiên chợ Hà Lâu hiện cũng là nơi biểu diễn ca nhạc, trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc,... Qua đó, thu hút du khách mỗi khi đến với xã Hà Lâu. 

Tuy nhiên, hiện điểm du lịch chợ phiên Hà Lâu mới chỉ dừng lại ở việc thổ chức, tham quan, mua sắm tại phiên chợ. Xã Hà Lâu chưa có cơ sở vất chất, địa điểm lưu trú để vận hành khai thác hết tiềm năng du lịch.

Ông Vũ Việt Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh cho biết: Xã Hà Lâu là địa phương có nền văn hóa dân tộc độc đáo và đặc sắc. Đây chính là lý do, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng Đề án phát triển du lịch tại xã Hà Lâu, trong đó lấy văn hóa làm nền tảng. Đặc biệt là, nét văn hóa của đồng bào DTTS, là một trong những cơ sở gìn giữ bản sắc dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Những đặc sản của địa phương được bày bán tại chợ phiên Hà Lâu
Những đặc sản của địa phương được bày bán tại chợ phiên Hà Lâu

Theo Đề án, chợ phiên Hà Lâu sẽ được đầu tư xây dựng, với diện tích 5ha, thay vì 1.000m2 như hiện nay. Trong đó, tích hợp các điểm lưu trú, không gian giao lưu nghệ thuật, âm nhạc dân tộc, du lịch lòng sông... cùng các điểm buôn bán chợ phiên. Qua đó, thăng thêm sức hút đối với khách du lịch, thuận lợi giữ khách lưu trú mỗi khi đến với địa phương thay vì chỉ đến vào mỗi sáng phiên chợ.

“Để phát triển Đề án, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ đầu tư, cải tạo, nâng cấp tuyến đường 12km nối từ Quốc lộ 4c vào trung tâm xã Hà Lâu, khu vực trung tâm, nơi xây dựng các khu lưu trú, nghỉ dưỡng, khu hoạt động văn hóa dân tộc...sẽ là những hạng mục kêu gọi xã hội hóa, các nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân”, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh thông tin.


Tin cùng chuyên mục
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.