Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Chợ phiên ở Đăk R’măng: Lưu giữ bản sắc văn hóa đồng bào Tây Bắc

Lê Hường - 15:03, 18/12/2020

Từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào dân tộc Mông ở Đăk R'Măng, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông mang theo những nét đẹp văn hóa độc đáo, trong đó, việc duy trì chợ phiên đã tạo ấn tượng rất riêng về bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Bắc trên mảnh đất Tây Nguyên...

Bà con chọn trang phục tại các gian hàng bán quần áo
Bà con chọn trang phục tại các gian hàng bán quần áo

Hơn 20 năm trước, mấy chục hộ đồng bào Mông từ các tỉnh phía Bắc di cư vào Đăk R’măng lập nghiệp, đến nay toàn xã có hơn 600 hộ đồng bào Mông sinh sống.

Chủ nhật hàng tuần, đồng bào Mông ở khắp các địa phương trên địa bàn huyện Đăk G’long lại rủ nhau về chợ phiên Đăk R’măng cùng mua sắm, vui chơi và thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của dân tộc mình. Từ mờ sáng, phụ nữ từ thôn 7, xã Đăk R’măng váy áo xúng xúng đến chợ và đến khoảng 10h, đồng bào Mông từ các cụm dân cư, các thôn, làng tập trung về chợ đông nhất. Họ sẽ dành cả ngày ở chợ phiên để thoải mái mua sắm, chơi những trò chơi dân gian và thưởng thức ẩm thực truyền thống.

Hàng hóa đa dạng, phong phú, từ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, dụng cụ sinh hoạt, công cụ sản xuất đến ẩm thực truyền thống với những món ăn đặc trưng như thắng cố, xôi nếp cẩm, mèn mén… tất cả tạo nên không gian văn hóa rất riêng của chợ phiên Tây Bắc. Chợ được phân chia thành nhiều khu vực để tiện cho việc mua sắm của người dân. Theo quan sát của phóng viên, mặt hàng trưng bày nhiều nhất là váy áo thổ cẩm truyền thống của người Mông. Những quầy sạp quần áo, trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu được sắp xếp thành một dãy dài, người mua kẻ bán tấp nập.

Bà Lý Thị Sau, chủ một sạp quần áo thổ cẩm chia sẻ, bà buôn bán mặt hàng này nhiều năm rồi. Trước đây, khu vực này có 2 chợ phiên là chợ Đăk Som và Đăk R’măng, nhưng nay chợ này được xây dựng kiên cố, có ban quản lý đàng hoàng nên người dân, thương lái tập trung chủ yếu chợ này. Trang phục người Mông được đính rất nhiều hạt cườm  kết thủ công nên để làm được bộ váy hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian. Một bộ trang phục truyền thống, chất liệu vải công nghiệp giá từ 1 - 1,5 triệu đồng. Còn vải dệt hoàn toàn thủ công giá 5 triệu đồng, hàng quần áo may sẵn giá rẻ hơn. Mình chủ yếu nhập hàng may sẵn từ Điện Biên, Lào Cai… về bán với giá thành vừa phải, vài chục đến vài trăm nghìn đồng/bộ. 

Bà con trên đường xuống chợ phiên
Bà con trên đường xuống chợ phiên

Cũng như các chợ phiên ở vùng cao Tây Bắc, đàn ông xuống chợ chỉ để thưởng thức ly rượu thơm nồng, món thắng cố đặc trưng. Phụ nữ đến chợ để mua thực phẩm, những vật dụng cần thiết trong gia đình, trẻ con đi chợ để được mẹ mua cho những món quà vặt. Còn các chàng trai, cô gái diện những bộ quần áo đẹp nhất đến chợ để được gặp gỡ, kết giao bạn bè.

Người dân chơi trò chơi dân gian khi đến chợ
Người dân chơi trò chơi dân gian khi đến chợ

Chợ nhộn nhịp là vậy, nhưng chỉ đến đầu giờ chiều, chợ phiên sẽ dần vắng khách, chủ các sạp hàng bắt đầu thu dọn hàng hóa mang về, chờ một tuần nữa mới lại bày hàng ra bán. Bà con mang hàng xuống chợ, dù bán được ít hay nhiều thì khi ra về vẫn vui vẻ.

Với những nét độc đáo riêng, chợ phiên Đăk R’măng đã được tỉnh Đăk Nông đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thành điểm du lịch và được đánh giá là điểm đến hấp dẫn thu hút khác du lịch khi đến đây.

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.