Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Hương sắc đạt ngàn

Phạm Tiến - 11:06, 21/01/2025

Tháng chạp, mùa các giống lúa nếp than (đệp cù cha), nếp huyết (đệp a hăm) của người Pa Cô; Bru -Vân Kiều vào vụ thu hoạch. Từ trên nương rẫy ở đại ngàn Trường Sơn, nếp được thu hoạch, phơi khô...;rồi một phần theo chân thương lái mang hương sắc đại ngàn về xuôi.

(Bài KH): Hương sắc đạt ngàn
Tháng chạp, mùa lúa nếp than, nếp huyết của đồng bào Pa Cô; Bru Vân Kiều vào vụ thu hoạch

Sáng tháng chạp, bản làng của đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi); Bru -Vân Kiều chìm trong màn sương trắng đục. Hơi núi phả ra, cái rét tê buốt như càng ngấm vào tận da thịt. Gần trưa, ánh nắng yếu ớt bung ra để lộ dần màu đen tuyền của nếp than, màu vàng óng ả của nếp huyết đang vào độ chín.

Tôi ngồi tĩnh lặng trong căn nhà sàn của chị Hồ Thị Niêm ở bản A Đeng, xã A Ngo, huyện Đakrông (Quảng Trị) để miên man theo lời chị kể: “Thuở xưa người Pa Kô; Bru Vân Kiều sống du canh, du cư khắp đại ngàn Trường Sơn. Trong hành trình di cư lập bản mới, người Pa Kô; Vân Kiều luôn mang theo bên mình giống lúa nếp than, nếp huyết để gieo trồng trên những đám rẫy gần bản mới lập...”.

Lúa nếp than, nếp huyết được gieo hạt trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch. Đến tháng 11- 12 thì vào độ chín và thu hoạch. Giống lúa nếp than, nếp huyết được gieo hạt trên đồi cao, ở lưng chừng núi. Đủ độ chín, các giống nếp này có hương thơm làm say đắm lòng người. 

Người Pa Cô; Bru -Vân Kiều xem nếp than, nếp huyết là sản vật. Ấy vậy nên trong các dịp lễ, hội của đồng bào Pa Cô; Bru- Vân Kiều không thể thiếu xôi nếp than, nếp huyết. Mỗi bận có khách quý, xôi nếp và gà nướng…; cũng không thể thiếu trên mâm cơm đãi khách.

(Bài KH): Hương sắc đạt ngàn 1
Nếp than đủ độ chính có nàu đen óng, mùi thơm mang đậm hương sắc đại ngàn

Không còn giữ lối sống du canh, du cư như trước, thay vào đó đồng bào Pa Cô; Bru- Vân Kiều chọn cách an cư, lập làng cố định. Các giống nếp than, nếp huyết cũng được cải tiến phương thức canh tác. 

Từ trên rừng sâu, dốc cao….nếp than, nếp huyết đã bén rễ, đơm bông, trĩu hạt ở chân ruộng nước. Được cơ giới hóa, được bón phân nên năng suất của các giống nếp quý cũng được tăng lên. Các giống nếp không chỉ đủ phục vụ lương thực cho đồng bào Pa Cô; Bru -Vân Kiều mà còn trở thành những sản vật để theo chân tiểu thương đưa hương sắc đại ngàn về xuôi.

Chị Niêm vừa ngưng kể, tôi cũng kịp phóng tầm mắt ra những quả đồi hình bát úp phía đông Trường Sơn. Nếp than, nếp huyết và cả lúa rẫy đang vào độ chín, vàng rực cả một khoảng trời. Giới thung lũng, nơi có những thửa ruộng nước, nếp than, nếp huyết và cả lúa tẻ mới “di cư lên” với đồng bào cũng đã kịp vào vụ chín.

Còn nhớ, có lần được thăm diện tích 0,25 ha trồng nếp than cạnh công trình thủy lợi Kỳ Xay (bản A Đeng). Trong lần gặp đó, anh Huấn, Chủ tịch UBND xã A Ngo đã nói, bây giờ nếp than không chỉ để dâng cúng tổ tiên, cúng Yàng trong những mùa lễ hội của đồng bào dân tộc Pa Kô, mà đã trở thành sản phẩm OCOP của huyện Đakrông với mùa màng bội thu trên cánh đồng ruộng nước.

(Bài KH): Hương sắc đạt ngàn 2
ngày nay, đồng bào Pa Cô, Bru Vân Kiều đã cái tiến sản xuất để đưa giống nếp than trồng ở chân ruộng nước cho năng suất cao

Thông qua các nguồn hỗ trợ từ chính sách dân tộc, UBND huyện Đakrông đã hỗ trợ người dân ở xã Tà Long, xã A Ngo xây dựng mô hình trồng nếp than, nếp huyết trên chân ruộng nước. Nhờ áp dụng khoa học nên giống nếp than, nếp huyết cho năng suất 38 - 39 tạ/ha. Đây không chỉ là hoạt động nhằm bảo tồn nguồn gen cây trồng bản địa quý, mà còn là động lực để hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế.

Theo đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, ngược ra hướng Bắc. Bản Còi Đá, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy được coi là thủ phủ trồng lúa nếp than ở tỉnh Quảng Bình. Năm nay, đồng bào Bru- Vân Kiều ở Còi Đá trồng được gần 2ha lúa nếp than. Với năng suất 42 tạ/ha, đặc biệt nếp than có giá 50 nghìn đồng/1kg đã làm cho đời sống đồng bào trở nên “dễ thở” hơn trước. 

Tín hiệu vui là, đã có nhiều công ty liên kết với đồng bào để bao tiêu sản phẩm để chế biến thành các sản phẩm OCOP như: Túi gạo nếp than, gạo lứt nếp than…;Nếp than, nếp huyết đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho đồng bào cư trú ở phía đông dãy Trường Sơn. Nếp than, nếp huyết còn trở thành sản vật, theo chân thương lái, thương hiệu nang hương sắc đại ngàn về xuôi

(Bài KH): Hương sắc đạt ngàn 3
Không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho đồng bào, nếp than, nếp huyết đã trở thành sản phẩm OCOP theo xe để đưa hương sắc đại ngàn về xuôi

Thêm một mùa lúa nếp than, nếp huyết chín rộ trên đỉnh Trường Sơn sắp khép lại với tràn đầy niềm vui được mùa. Thêm một mùa xuân mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam đã đến. Đồng bào Pa Cô; Vân Kiều vẫn sắc son một lòng với Đảng, góp sức cùng chính quyền đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ.

 Màn sương trắng đục đã tan, lúa nếp rẫy trên sườn đồi ; lúa nếp chạy dọc theo bờ suối và cả lúa nếp giới chân ruộng nước như vàng óng hơn. Rồi lúa nếp còn theo những chuyến xe đưa hương sắc đại ngàn về xuôi. Hoa Đào, hoa Mai…và cả bánh lại theo xe ngược ngàn để đồng bào Pa Cô; Vân Kiều có một cái Tết đủ đầy, một mùa xuân tràn đầy kỳ vọng.  

Tin cùng chuyên mục
Ngày Tết nghĩ chuyện nếp nhà

Ngày Tết nghĩ chuyện nếp nhà

Tết Việt, cùng bao biến thiên của thời gian, từ những giao thoa cũ, mới như một quy luật tất yếu, vẫn còn đó vẹn nguyên trong tâm thức mỗi người những điều xưa cũ thật khó đổi dời. Tết vẫn như một lời hẹn ân cần, một niềm háo hức sum vầy, xốn xang…