Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Huyện Krông Ana: Tín hiệu tích cực giảm thiểu tảo hôn ở buôn Tơ Lơ

Lê Hường - 13:25, 23/12/2024

Buôn Tơ Lơ, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk có 298 hộ, 1446 khẩu, trong đó dân tộc Ê Đê là 215 hộ, chiếm 72% dân số toàn buôn. Những năm trước, trong buôn nhiều trường hợp tảo hôn, lập gia đình từ khi 14-15 tuổi. Sau nhiều nỗ lực lồng ghép các giải pháp tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành, hội, đoàn thể..., tình trạng tảo hôn ở buôn Tơ Lơ đến nay đã giảm hẳn.

Em H’Nhen Êban (15 tuổi), buôn Tơ Lơ tìm hiểu về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và pháp luật hôn nhân, gia đình qua tờ rơi
Em H’Nhen Êban (15 tuổi), buôn Tơ Lơ tìm hiểu về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và pháp luật hôn nhân, gia đình qua tờ rơi

Cầm tờ rơi tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên tay, em H’Nhen Êban (15 tuổi), buôn Tơ Lơ, xã Ea Na chăm chú đọc từng mục để hiểu thêm kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thuyết và pháp luật hôn nhân, gia đình.

 H’Nhen bảo: Em đang học lớp 10, kiến thức về giới tính, hôn nhân còn hạn chế. Mỗi khi buôn có đoàn chiếu phim lưu động, tuyên truyền pháp luật, nhất là luật Hôn nhân và Gia đình, em thường đi cùng mẹ. Xem những bộ phim ngắn về tảo hôn, em thấy lấy chồng sớm rất khổ, khổ bản thân, bố mẹ mình và ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng, xã hội. 

Em nghĩ rằng, lấy chồng, sinh con khi chưa đủ tuổi không chỉ làm làm dang dở việc học, mà còn gây hại cho mẹ và bé. Trẻ sinh ra trong các cặp gia đình tảo hôn sẽ thiếu thốn, thiệt thòi hơn so với những đứa trẻ khác. Tham gia những buổi tuyên truyền như thế này, em nắm được nhiều kiến thức để tiếp tục tuyên truyền đến bạn bè, người thân, đầy lùi tảo hôn. Bản thân em sẽ cố gắng học hành để sau này bớt khổ và có điều kiện chăm sóc bố mẹ, giúp ích cho cộng đồng.

Còn em H’Sôra Kpă (13 tuổi), buôn Tơ Lơ bày tỏ: mặc dù em chưa hiểu nhiều về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thuyết, nhưng em đã được nghe các thầy cô, anh chị đoàn viên tuyên truyền, xem chiếu phim về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Em xác định ở lứa tuổi của em, việc học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Một buổi tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình ở buôn Tơ Lơ
Một buổi tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình ở buôn Tơ Lơ

Từ thực thế cho thấy, những năm qua, các cấp, chính quyền, ngành, hội, đoàn thể, Ban tự quản buôn rất tích cực tuyên truyền, vận động người dân nhằm ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống bằng nhiều cách, do đó tình trạng tảo hôn ở buôn Tơ Lơ dù chưa chấm dứt, nhưng đã giảm nhiều.

Ông Y Kranh Niê, Trưởng buôn Tơ Lơ cho biết: Những năm trước, mỗi năm trong buôn có vài trường hợp tảo hôn. Khi nắm được thông tin có trường hợp tảo hôn, Ban tự quản buôn cùng hội, đoàn thể đến gia đình tuyên truyền, vận động. Kết hôn chưa đủ tuổi, sinh con sớm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, trẻ sinh ra có nhiều bệnh tật.

 Đồng thời, nhẹ nhàng khuyên bảo các cháu tập trung lo chuyện học, trong khi các bạn đang đi học, vui chơi mình ở nhà chăm con, lo làm việc, thiệt thòi lắm. Bên cạnh đó, tuyên truyền phụ huynh nhắc nhở con cái không lấy chồng, lấy vợ sớm, vì lấy chồng, sinh con sớm kiến thức làm mẹ chưa có, cách làm ăn, phát triển kinh tế cũng không nắm được, cuộc sống gia đình khó khăn, rồi lại xảy ra mâu thuẫn, nguy cơ cao xảy ra bạo lực gia đình. Kiên trì vận động, tình trạng tảo hôn trong buôn đã giảm dần, năm nay chỉ còn 1 trường hợp kết hôn khi chưa đủ tuổi.

Không chỉ buôn Tơ Lơ, hiện tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra tại một số buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Krông Ana, nhưng so với trước, thì tảo hôn đã giảm đáng kể, có những buôn không còn xảy ra tình trạng tảo hôn.

Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở buôn Tơ Lơ đã giảm nhiều so với trước
Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở buôn Tơ Lơ đã giảm nhiều so với trước

Bà H’Ban Niê Kdăm, Trường Phòng Dân tộc huyện Krông Ana chia sẻ: Với những cách làm cụ thể, các chính sách, pháp luật về vấn đề hôn nhân và gia đình đã được triển khai sâu rộng đến khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Năm 2024, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Krông Ana đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trên số tảo hôn đã giảm

Để ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn vùng đồng bào DTTS, các cấp chính quyền, các đoàn thể đang đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân. Đồng thời, biểu dương những dòng họ và những gia đình đã thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền tiếp tục được triển khai với hình thức đa dạng, nội dung phong phú, mong rằng tình trạng tảo hôn tại các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện sẽ từng bước được xóa bỏ.

Tin cùng chuyên mục
Hội nghị đánh giá chuyên đề thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Đắk Lắk

Hội nghị đánh giá chuyên đề thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Đắk Lắk

Ngày 25/12, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá chuyên đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn 2025 - 2030.