Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Khai giảng lớp đào tạo kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ Bộ đội Biên phòng An Giang

Chiến Khu - 18:53, 18/10/2022

Nhằm trang bị kiến thức, nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Khmer cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (SQ, QNCN) công tác trong Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, ngày 17/10, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang tổ chức khai giảng lớp đào tạo 4 kỹ năng tiếng Khmer (nghe, nói, đọc, viết) cho các đồng chí là SQ, QNCN của đơn vị.

Quang cảnh Lễ khai giảng
Quang cảnh Lễ khai giảng

Phát biểu tại buổi khai giảng, Đại tá Trần Ngọc Châu cho biết, từ năm 2000 đến nay, đơn vị đã phối hợp với Trường Dân tộc nội trú - Trung học phổ thông tỉnh An Giang mở trên 20 lớp học 4 kỹ năng tiếng Khmer cho hơn 800 lượt SQ, QNCN và lực lượng phối hợp tham gia.

Qua đào tạo đã đem lại hiệu quả tốt trong thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng trên tuyến biên giới và hoạt động đối ngoại.

Sau hai năm bị gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, đơn vị đã phối hợp với Trường Dân tộc nội trú - Trung học phổ thông tỉnh An Giang mở lại các lớp học tiếng Khmer để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đơn vị đã khắc phục mọi khó khăn, chuẩn bị điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, giáo trình giảng dạy; tổ chức lớp học chặt chẽ, đảm bảo đúng chương trình, thời gian và nội dung, chất lượng của khóa học.

Đại tá Trần Ngọc Châu yêu cầu, trong quá trình học, các học viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật của quân đội, nội quy, quy định của nhà trường, đơn vị.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.