Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khai giảng lớp học xóa mù chữ cho 61 học viên dân tộc Mông

PV - 08:47, 14/10/2021

Ngày 13/10, tại bản Pha Thóng xã Mường Và (Sốp Cộp, Sơn La) UBND huyện Sốp Cộp phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sơn La và Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh tổ chức khai giảng lớp học xóa mù chữ cho 61 học viên dân tộc Mông.

Quang cảnh Lễ khai giảng lớp học xóa mù chữ tại bản Pha Thóng, xã Mường Và (Sốp Cộp, Sơn La).
Quang cảnh Lễ khai giảng lớp học xóa mù chữ tại bản Pha Thóng, xã Mường Và (Sốp Cộp, Sơn La).

Pha Thóng là bản vùng cao biên giới khó khăn, 100% hộ gia đình trong bản là đồng bào dân tộc Mông. Bản chưa có điện lưới quốc gia, chưa có sóng điện thoại, cách trung tâm xã 27km đường đất. 

Để mở được lớp học này, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nậm Lạnh và các thầy cô giáo đã đến từng nhà, vận động từng người đi học, bởi đa số những người mù chữ trong bản đều là trụ cột lao động chính của gia đình, hàng ngày phải đi làm lên nương rẫy. Từ sự vận động đó lớp học đã có 61 người tham gia, độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi.

Đảm nhiệm giảng dạy là các thầy giáo quân hàm xanh thuộc Đồn Biên phòng Nậm Lạnh. Các thầy giáo đứng lớp phải là người biết tiếng Mông, có năng khiếu sư phạm. Mục tiêu trước mắt của lớp là dạy cho các học viên biết đọc, biết viết và tính toán những phép tính đơn giản phục vụ trực tiếp việc mua bán, trao đổi hàng hóa, biết giao tiếp bằng tiếng phổ thông. 

Thời gian học tập hàng ngày là từ 6 giờ đến 8 giờ 30. Sau buổi học các học viên vẫn có thời gian lên nương, rẫy. Theo kế hoạch, lớp học sẽ thực hiện giai đoạn 1 của chương trình xóa mù chữ (tương đương trình độ lớp 1 đến lớp 3); sau đó sẽ tiếp tục phấn đấu học tiếp giai đoạn 2 (tương đương trình độ từ lớp 4 đến lớp 5).

Việc mở lớp học trên là kết quả của chương trình phối hợp giữa UBND huyện Sốp Cộp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sơn La và Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh. Được biết hiện nay trên địa bàn huyện Sốp Cộp đang duy trì 11 lớp học xóa mù chữ. Thời gian tới các bên sẽ tiếp tục khảo sát và mở các lớp học xóa mù chữ để nâng cao dân chí cho nhân dân các bản vùng cao biên giới thuộc huyện Sốp Cộp.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.