Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Khai giảng lớp học xóa mù chữ cho đồng bào Mông tại Sơn La

Thanh Nguyên - 13:40, 03/10/2023

Ngày 2/10, tại Sơn La, Đồn Biên phòng Mường Lèo, Bộ đội Biên phòng Sơn La phối hợp với Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Mường Lèo khai giảng lớp xóa mù chữ năm học 2023.

Thầy giáo Biên phòng phát biểu tại buổi khai giảng lớp học. (Ảnh: Hoàng Giáp)
Thầy giáo Biên phòng phát biểu tại buổi khai giảng lớp học. (Ảnh: Hoàng Giáp)

Lớp xóa mù chữ được tổ chức tại bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. 31 học viên của lớp xóa mù chữ đều là người dân tộc Mông, có độ tuổi từ 15 - 45 tuổi, sinh sống tại bản Sam Quảng. Đây là bản vùng cao biên giới, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn.

Lớp xóa mù chữ dạy học viên tất cả các tối trong tuần, từ 19 - 21h các buổi tối. Giáo viên đảm nhiệm, phụ trách giảng dạy lớp học này là cán bộ của Đồn Biên phòng Mường Lèo.

Các học viên đều là người dân tộc Mông tại Lễ khai giảng. (Ảnh: Hoàng Giáp)
Các học viên tại Lễ khai giảng. (Ảnh: Hoàng Giáp)

Theo kế hoạch, lớp học sẽ trang bị cho học viên những kiến thức phổ cập từ lớp 1 đến lớp 5. Trong đó, mục tiêu trước mắt của lớp là dạy cho những người dân tộc Mông biết đọc, biết viết, biết tính toán những phép tính đơn giản phục vụ trực tiếp việc mua bán, trao đổi hàng hóa thông thường trong cuộc sống, biết giao tiếp bằng tiếng phổ thông.

Việc mở lớp học trên là kết quả của Chương trình phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, UBND huyện Sốp Cộp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La. Hiện nay, đang có nhiều lớp học xóa mù chữ được tổ chức trên các địa bàn huyện Sốp Cộp, nhằm nâng cao dân trí cho bà con DTTS thuộc các bản vùng cao biên giới trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Huyện Như Thanh: Khai thác tiềm năng văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững

Huyện Như Thanh: Khai thác tiềm năng văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững

Huyện Như Thanh, nằm phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, được biết đến không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc thiểu số (DTTS). Với dân số hơn 99.400 người, trong đó có 43,22% là đồng bào DTTS như dân tộc Mường, Thái, Thổ…, Như Thanh đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn liền với phát triển du lịch bền vững.