Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII

Hồng Phúc - 16:02, 14/10/2020

Sáng 14/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã khai mạc trọng thể với sự tham dự của 345 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 6 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại Đại hội
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại Đại hội

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng dự và chỉ đạo Đại hội. Dự Đại hội còn có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành Trung ương, các tỉnh bạn... Về phía Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến dự Đại hội.

Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí Chẩu Văn Lâm - Bí thư Tỉnh uỷ Tuyên Quang cho biết, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực, tập trung vào các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm và đã đạt được kết quả quan trọng, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Nhiều chỉ tiêu vượt mục tiêu ở mức cao: Kinh tế của tỉnh tăng bình quân 6,45%/năm, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,3%/năm… Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Riêng lĩnh vực lâm nghiệp, kinh tế lâm nghiệp phát triển nhanh và vững chắc, có sự liên kết giữa nhà máy chế biến và người trồng rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong 5 năm đạt trên 4 triệu m3, đáp ứng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ, giấy của tỉnh; tỷ lệ che phủ của rừng trên 65%, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC trên 25.300 ha, giá trị từ kinh tế lâm nghiệp tăng bình quân 4,54%/năm.

Quang cảnh Đại hội
Quang cảnh Đại hội

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Nhân dân đồng thuận ủng hộ với sự nỗ lực cao và nhiều cách làm sáng tạo, đạt kết quả tích cực; diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập bình quân người dân nông thôn (theo giá hiện hành) đạt 2,67 triệu đồng/người/tháng (tăng 1,55 lần so với năm 2015). Dự kiến hết năm 2020, toàn tỉnh có 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, số tiêu chí bình quân đạt trên 15 tiêu chí/xã.

Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã thực hiện kiên cố hóa 1.004 km kênh mương; xây dựng 934 nhà văn hóa xã, thôn, tổ dân phố; bê tông hóa 633 km đường giao thông nội đồng phục vụ sản xuất...

Giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh Tuyên Quang giảm từ 27,8% đầu năm 2016 xuống còn 11,8% cuối năm 2019, bình quân hàng năm giảm 4%/năm, hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và mục tiêu Nghị quyết số 46 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự Đại hội
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự Đại hội

Thay mặt Bộ chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Trần Quốc Vượng đã biểu dương, chúc mừng thành tích mà Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Thường trực Ban Bí thư lưu ý, Tuyên Quang cần tiếp tục đổi mới với phương châm “phát triển kinh tế xanh, nhanh, bền vững” huy động nguồn lực ưu tiên đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, tỉnh cần tập trung phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường.

“Trên cơ sở đánh giá, xem xét tác động của tình hình trong nước và quốc tế đối với Tuyên Quang. Tại Đại hội này, các đồng chí cần phân tích những thuận lợi, khó khăn riêng của tỉnh để quyết định phương hướng phát triển, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, phát huy tốt nhất, hiệu qủa nhất tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đưa Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc”, đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh.  

Tin cùng chuyên mục
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.